Các biện pháp trị liệu kết hợp nhiều loại thảo dược quý mà Sen Tài Thu sử dụng trong điều trị chứng đau cơ xơ hóa đạt được hiệu quả cao.CategoriesTin tham khảo Tin tức

Điều trị hiệu quả triệu chứng đau cơ xơ hóa ở bệnh nhân từng mắc Covid

Một số người hồi phục sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2 nhưng vẫn phải tiếp tục chiến đấu với các triệu chứng kéo dài, như tổn thương phổi, mệt mỏi, ho dai dẳng, suy nhược cơ thể,…Các biến chứng lâu dài vẫn là một thách thức không nhỏ đối với nhiều người và đau cơ xơ hóa là một trong những chứng bệnh đáng lo ngại.

Hơn 30% bệnh nhân bị đau cơ xơ hóa sau khi khỏi bệnh Covid – 19

Theo một nghiên cứu của Ý dựa trên một cuộc khảo sát trên Website, trong số 600 bệnh nhân, có khoảng 30,7% người được chẩn đoán đau cơ xơ hóa ở thời điểm trung bình 6 tháng sau khi điều trị COVID-19.

Các nhà nghiên cứu cho biết: “Trước số lượng lớn ca nhiễm virus SARS-CoV-2, có thể dự báo rằng các bác sĩ thấp khớp sẽ phải đối mặt với sự gia tăng mạnh mẽ số người mắc triệu chứng này.”

Đau cơ xơ hóa là một tình trạng đau mạn tính trong cơ, dây chằng, gân và các tổ chức phần mềm của cơ thể. 
Đau cơ xơ hóa là một tình trạng đau mạn tính trong cơ, dây chằng, gân và các tổ chức phần mềm của cơ thể.

Đối với những bệnh nhân COVID – 19 kéo dài, nhiều yếu tố có thể góp phần vào nguy cơ phát triển chứng đau cơ xơ hóa. Bệnh nhân béo phì, bệnh nhân phải chăm sóc đặc biệt hoặc được điều trị bằng liệu pháp oxy trong thời gian nhiễm COVID-19 sẽ có nguy cơ mắc đau cơ xơ hóa nhiều hơn.

Lương y Nguyễn Văn Bình thuộc Hội Đông y Thành phố Hà Nội cho biết: “Bệnh nhân mắc COVID-19 phần lớn bị ảnh hưởng đến hệ hô hấp (phổi). Trong Đông Y, phổi hay còn gọi là phế bị tổn thương sẽ hưởng tới lượng oxy trong máu, sự lưu thông máu tới các vùng trên cơ thể. Điều này dẫn đến việc máu không được cung cấp đủ đến các bộ phận trên cơ thể và sinh ra tình trạng đau nhức (các vùng cơ sẽ bị xơ hóa). Những triệu chứng này kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng đau mạn tính trong cơ, dây chằng, gân và các tổ chức phần mềm của cơ thể. Đau cơ xơ hoá thường kèm theo cảm giác mệt mỏi, mất ngủ, hoặc trầm cảm…”

Theo số liệu của Viện Quốc gia về viêm khớp, các bệnh cơ xương và da (NIAMS) phát hiện ra rằng khoảng 5 triệu người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên ở Mỹ bị đau cơ xơ hóa và 80 –  90% bệnh nhân gặp tình trạng này là phụ nữ. Ở Việt Nam, chưa có số liệu thống kê cụ thể nhưng các chuyên gia y tế cho rằng tỷ lệ mắc chứng này ngày càng gia tăng ở người trẻ tuổi hoặc trung niên, những người làm việc văn phòng.

Các biện pháp giảm đau tự nhiên cho chứng đau cơ xơ hóa

Hiện nay, chưa có cách nào có thể chữa trị khỏi đau cơ xơ hóa. Thay vào đó, các phương pháp điều trị thường chỉ nhằm mục đích giảm nhẹ các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Các phương pháp điều trị phổ biến gồm có: dùng thuốc, các biện pháp điều trị thay thế, thay đổi lối sống.

Theo Lương y Nguyễn Văn Bình thuộc Hội Đông y Thành phố Hà Nội, các phương pháp điều trị không dùng thuốc mà người bệnh có thể tham khảo như: vật lý trị liệu, vận động liệu pháp, nhiệt trị liệu (hỏa long liệu pháp), ủ xông thảo dược, thuỷ trị liệu (xông hơi, ngâm thuốc), xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu,…đều có hiệu quả tốt trong điều trị giảm đau.

Các biện pháp trị liệu kết hợp nhiều loại thảo dược quý mà Sen Tài Thu sử dụng trong điều trị chứng đau cơ xơ hóa đạt được hiệu quả cao.
Các biện pháp trị liệu kết hợp nhiều loại thảo dược quý mà Sen Tài Thu sử dụng trong điều trị chứng đau cơ xơ hóa đạt được hiệu quả cao.

Tác dụng của của các biện pháp trên đã được chứng minh có tác dụng hữu ích đối với hệ hô hấp, tim mạch, lưu thông khí huyết, tán giãn cơ. Một nghiên cứu cho thấy nhiệt ấm, nhiệt ẩm được cung cấp bởi phòng xông thảo dược, có thể cải thiện tuần hoàn bằng cách làm giãn nở các mạch máu nhỏ hoặc mao mạch. Sau đó, có thể lưu thông máu một cách dễ dàng nhất và vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Liệu pháp phòng xông thảo dược cũng đã được chứng minh là làm giảm huyết áp và giữ cho tim khỏe mạnh hơn. Nó cũng có thể thúc đẩy quá trình chữa lành các cơ. Bên cạnh đó, thiền và khí công trong trạng thái thư thái không chỉ giúp cải thiện sức khỏe mà còn giúp chữa lành tâm trí và cải thiện khả năng tập trung. 

Lương Y Nguyễn Văn Bình đưa ra lời khuyên: “Để tình trạng bệnh được cải thiện tốt nhất, người bệnh cần lựa chọn những cơ sở trị liệu uy tín. Một trong số đó có thể kể đến như Sen Tài Thu. Tại đây, bệnh nhân sẽ được thăm khám, đưa ra liệu trình điều trị phù hợp với thể trạng của mình bởi đội ngũ y, bác sĩ giỏi, có chuyên môn cao cũng như được áp dụng đầy đủ liệu pháp xoa bóp trị liệu chuyên sâu dưới bàn tay điêu luyện và lành nghề của đội ngũ kỹ thuật viên được đào tạo bài bản, có chứng nhận của Bộ Y tế. Bên cạnh đó, Sen Tài Thu đã ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại bậc nhất trong quá trình trị liệu như: xông hơi công nghệ xông âm thải độc, xông xuồng cỏ thơm,…. kết hợp với các biện pháp trị liệu dùng thảo dược quý với công thức bí truyền ngàn năm. Quy trình cuối trong mỗi liệu trình trị liệu là thưởng thức các món ăn bài thuốc giàu dinh dưỡng, đồ uống trà thảo mộc nhằm hỗ trợ cơ thể phục hồi và cải thiện chứng bệnh đau cơ xơ hóa từ sâu bên trong.”


Mọi thông tin về SEN1992 xin vui lòng liên hệ:

SEN 1992

Địa chỉ trụ sở chính: Tầng 11, 12 toà nhà Bệnh viện Châm Cứu Trung Ương, 49 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội

Địa chỉ cơ sở 2: Tầng 4 khách sạn The Reed Ninh Bình, Đinh Điền, Đông Thành, TP Ninh Bình.

SĐT cơ sở Ninh Bình: 0229 356 3699

SĐT cơ sở Hà Nội: 84 24 3222 2386

Hotline: 090 6169926 

Email: [email protected]

Fanpage SEN 1992 NINH BÌNH: facebook.com/sen1992ninhbinh

Fanpage SEN 1992:  https://www.facebook.com/sen1992.com.vn/

CategoriesTin tham khảo Tin tức

Các loại thuốc điều trị và phòng ngừa COVID-19

Tải lượng vi-rút SARS-CoV-2 trong các chất bài tiết qua đường hô hấp tăng nhanh trong vài ngày trước và sau khi khởi phát các triệu chứng. Do quá trình nhân lên của vi-rút đặc biệt tích cực ở giai đoạn đầu của nhiễm SARS-CoV-2, người ta cho rằng việc kiểm soát quá trình nhân lên của vi-rút bằng các liệu pháp dựa trên kháng thể SARS-CoV-2 và các loại thuốc kháng vi-rút có thể có tác động lớn nhất trước khi vật chủ phát triển một đáp ứng miễn dịch hiệu quả, trong khi các chất điều biến miễn dịch có thể có hiệu quả cao hơn sau đó trong quá trình diễn biến bệnh khi trạng thái viêm tăng có thể chiếm ưu thế.

Tóm tắt về các loại thuốc

Một số loại thuốc đang được đánh giá để điều trị và dự phòng, nhưng tại thời điểm này chỉ một số ít thuốc không có hiệu quả lắm được chấp thuận hoặc được chứng minh một cách thuyết phục là có lợi.

Remdesivir

là loại thuốc kháng vi-rút duy nhất hiện được FDA chấp thuận để điều trị COVID-19(1). Tuy nhiên, remdesivir cần phải dùng theo đường tĩnh mạch mỗi ngày, làm hạn chế sử dụng thuốc này ở các cơ sở điều trị nội trú và chỉ thấy thuốc này đem lại lợi ích cho những bệnh nhân đã mắc bệnh đủ nặng để cần phải bổ sung oxy.

Đã phát hiện thấy các liệu pháp dựa trên kháng thể SARS-CoV-2 có lợi cho bệnh nhân ngoại trú ở giai đoạn đầu của quá trình nhiễm bệnh trong các nghiên cứu về kháng thể đơn dòng (Mabs) bamlanivimab (còn được gọi là LY-CoV555 và LY3819253, Eli Lilly) hoặc phối hợp 2 Mabs casirivimab cộng với imdevimab (còn được gọi là REGN-COV2, Regeneron). Cả hai sản phẩm Mab này, có thể sử dụng cho bệnh nhân ngoại trú bị COVID-19 thông qua Giấy phép Sử dụng Khẩn cấp (EUA), đã được chứng minh là làm giảm tải lượng vi-rút trong các chất bài tiết ở đường hô hấp, cải thiện các triệu chứng trên bệnh nhân ngoại trú có nguy cơ cao tiến triển bệnh, giảm số lần nằm viện và số lần đến khám ở phòng cấp cứu (2, 3).

Nhóm thuốc corticosteroid

Đặc biệt là dexamethasone, được dùng ở giai đoạn sau của quá trình bị COVID-19, khi đáp ứng miễn dịch/viêm tăng quá mức đối với nhiễm trùng chiếm ưu thế, đã được phát hiện là làm cải thiện khả năng sống sót trên những bệnh nhân nằm viện cần oxy bổ sung, với tác dụng lớn nhất đã được quan sát thấy trên những bệnh nhân cần phải thở máy.

Kháng thể đơn dòng

Mabs là các protein kháng thể được sản xuất trong phòng thí nghiệm được thiết kế để gắn kết với một vị trí kháng nguyên cụ thể. Mabs từ người là các kháng thể từ các loài không phải ở người có trình tự protein đã được sửa đổi để làm tăng tính tương đồng với các kháng thể được tạo ra một cách tự nhiên ở người, khiến cho các kháng thể này ít có khả năng bị hệ thống miễn dịch của cơ thể con người tiêu hủy hơn. Mabs đã được sử dụng thành công để điều trị các bệnh nhiễm vi-rút do vi-rút Ebola và vi-rút hợp bào hô hấp gây ra.

Mabs cho SARS-CoV-2 gắn kết với một vị trí cụ thể trên vùng gắn kết thụ thể ACE2 (RBD) của protein gai trên bề mặt của vi-rút SARS-CoV-2, do đó cạnh tranh với thụ thể ACE2 trên bề mặt của tế bào vật chủ và ngăn không cho vi-rút xâm nhập vào tế bào vật chủ.

Do thời gian bán hủy dài của hầu hết các Mab (khoảng 3 tuần), một lần truyền duy nhất được cho là đủ. Mabs có khả năng được sử dụng cho cả việc phòng ngừa trên những người đã tiếp xúc với những người bị COVID-19 và điều trị nhiễm trùng ở những người đang trong giai đoạn sớm nhất của COVID-19, trước khi họ có đáp ứng miễn dịch hiệu quả. Mabs cũng có thể được sử dụng để bảo vệ những người cao tuổi và những người có các tình trạng bệnh nền kèm theo, họ có thể không có đáp ứng bảo vệ mạnh mẽ sau khi tiêm chủng. Các kháng thể đơn dòng được sử dụng cho cư dân ở viện dưỡng lão trong thời gian bùng phát dịch có thể hạn chế sự lây lan của bệnh.

NIH COVID-19 Treatment Guidelines Panel (Ủy ban Hướng dẫn Điều trị COVID-19 của NIH) cho rằng dữ liệu không đủ để khuyến cáo hay phản đối việc sử dụng bamlanivimab hoặc casirivimab cộng với imdevimab để điều trị cho bệnh nhân ngoại trú bị COVID-19 từ mức độ nhẹ đến mức độ trung bình. Hiện tại cũng không có dữ liệu so sánh để xác định liệu có sự khác biệt về hiệu quả lâm sàng hoặc độ an toàn giữa bamlanivimab và casirivimab cộng với imdevimab hay không (4, 5). EUA giới hạn việc sử dụng Mabs này cho bệnh nhân ngoại trú bị COVID-19. Bệnh nhân nằm viện vì COVID-19 không nên dùng bamlanivimab hoặc casirivimab cộng với imdevimab ngoài thử nghiệm lâm sàng.

Huyết tương của bệnh nhân đã hồi phục

Huyết tương của những người đã hồi phục sau khi bị COVID-19 thường có các kháng thể được cho là có khả năng trung hòa vi-rút SARS-CoV-2.

Một thử nghiệm lâm sàng chọn ngẫu nhiên, nhãn mở (6) so sánh huyết tương của bệnh nhân đã hồi phục với hiệu giá kháng thể của thụ thể gai SARS-CoV-2 lớn hơn hoặc bằng 1:640 với điều trị tiêu chuẩn trên 103 bệnh nhân nằm viện bị COVID-19 nặng hoặc đe dọa tính mạng ở 7 trung tâm y tế ở Vũ Hán, Trung Quốc. Nghiên cứu, bị kết thúc sớm do kiểm soát được đợt bùng phát dịch COVID-19 ở Vũ Hán, không thấy có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm theo kết quả điều trị ban đầu về thời gian cải thiện lâm sàng trong vòng 28 ngày. Tuy nhiên, huyết tương của bệnh nhân đã hồi phục được cho dùng sau khi khởi phát bệnh khoảng 1 tháng.

Một thử nghiệm nhỏ khác đã báo cáo lợi ích từ huyết tương của bệnh nhân đã hồi phục với độ pha loãng theo hiệu giá trung hòa lớn hơn 1:320 trên 39 bệnh nhân nằm viện không cần phải đặt nội khí quản so với bệnh nhân đối chứng có bắt cặp theo phương pháp hồi cứu (7). Do đó, FDA đã cho phép sử dụng khẩn cấp huyết tương của bệnh nhân đã hồi phục trên những bệnh nhân bị nhiễm COVID-19 nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng tức thì nếu bác sĩ của bệnh nhân đó yêu cầu phải dùng Thuốc mới nghiên cứu (Investigational New Drug, IND) cấp cứu của một bệnh nhân (8). Hơn 70.000 bệnh nhân ở Hoa Kỳ đã dùng huyết tương của bệnh nhân đã hồi phục COVID-19 thông qua “Expanded Access Program” (EAP) (Chương trình Tiếp cận Mở rộng) của Mayo Clinic, một đề cương nhãn mở không bao gồm một nhánh đối chứng chưa được điều trị, chủ yếu được thiết kế để cung cấp cho bệnh nhân người lớn bị COVID-19 nặng hoặc đe dọa tính mạng (nguy kịch) tiếp cận với huyết tương của bệnh nhân đã hồi phục (9). EAP của Mayo Clinic đã bị ngừng vào ngày 28 tháng Tám năm 2020, khi FDA cho phép sử dụng khẩn cấp huyết tương của bệnh nhân đã hồi phục.

Trong một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu (được công bố vào tháng Một năm 2021) về một nhóm nhỏ người lớn nằm viện bị COVID-19 trong chương trình EAP của Mayo Clinic được truyền, đối với những người có dữ liệu về nồng độ kháng thể trong dịch truyền huyết tương của bệnh nhân đã hồi phục và tỷ lệ tử vong trong 30 ngày, truyền huyết tương của bệnh nhân đã hồi phục với hiệu giá kháng thể cao được cho là có lợi ích hơn so với truyền huyết tương có hiệu giá thấp chỉ trên những bệnh nhân không được thở máy trước khi truyền, đặc biệt là khi cho truyền trong vòng 72 giờ sau khi có chẩn đoán COVID-19: Trong số 3.082 bệnh nhân, trường hợp tử vong trong vòng 30 ngày sau khi truyền huyết tương của bệnh nhân đã hồi phục xảy ra ở 115 trong số 515 bệnh nhân (22,3%) ở nhóm chuẩn độ cao, 549 trong số 2006 bệnh nhân (27,4%) ở nhóm chuẩn độ trung bình và 166 trong số 561 bệnh nhân (29,6%) ở nhóm chuẩn độ thấp (10). Tuy nhiên, Ủy ban Hướng dẫn điều trị COVID-19 của NIH, được cập nhật lần cuối vào ngày 9 tháng Mười năm 2020, thấy dữ liệu không đủ để khuyến cáo hay phản đối việc sử dụng huyết tương của bệnh nhân đã hồi phục COVID-19 để điều trị COVID-19 (11).

Dựa trên kết quả nghiên cứu lâm sàng từ đề cương tiếp cập mở rộng của Mayo Clinic, cũng như các thử nghiệm khác nhỏ hơn, FDA đã cập nhật giấy phép sử dụng khẩn cấp (EUA) vào ngày 4 tháng Hai năm 2021: chỉ nên sử dụng huyết tương của bệnh nhân hồi phục chuẩn độ cao và chỉ đối với những bệnh nhân nằm viện trong giai đoạn đầu của quá trình diễn biến bệnh và những người bị suy giảm miễn dịch dịch thể không thể tạo ra đủ đáp ứng kháng thể nội sinh. Huyết tương của bệnh nhân hồi phục chuẩn độ thấp không còn được phép sử dụng

Các loại thuốc kháng vi-rút

Remdesivir

Remdesivir là một loại thuốc tương tự nucleoside adenosine được dùng theo đường tĩnh mạch dưới dạng một tiền chất (tiền thuốc), dễ thấm vào tế bào vật chủ hơn (12). Tiền chất này được chuyển đổi trong tế bào vật chủ thành chất chuyển hóa có hoạt tính can thiệp vào enzym RNA polymerase phụ thuộc RNA (một loại enzyme xúc tác quá trình nhân lên của RNA từ khuôn mẫu RNA), từ đó ngăn chặn quá trình nhân lên của vi-rút. Remdesivir, đã được chứng minh là ức chế SARS-CoV-2 trong ống nghiệm và trên các mô hình động vật, là loại thuốc đầu tiên được FDA cho phép sử dụng khẩn cấp trên COVID-19 vào ngày 1 tháng Năm năm 2020. Kết quả của một số thử nghiệm lâm sàng đánh giá hiệu quả của remdesivir trên COVID-19 đã được công bố trên các tạp chí y khoa có bình duyệt.

Thử nghiệm lâm sàng đầu tiên trong số các thử nghiệm lâm sàng này đã được công bố trên tạp chí The Lancet ngày 16 tháng Năm năm 2020 (13). Thử nghiệm lâm sàng chọn ngẫu nhiên, mù đôi, có đối chứng giả dược này trên người lớn nằm viện ở Vũ Hán, Trung Quốc bị bệnh viêm phổi nặng do COVID-19 và giảm oxy máu trong khi thở không khí trong phòng đã bị dừng trước khi đạt được cỡ mẫu đã xác định trước do đợt bùng phát dịch COVID-19 ở Trung Quốc đã nằm trong tầm kiểm soát. Không có lợi ích có ý nghĩa thống kê nào được quan sát thấy khi điều trị bằng remdesivir (200 mg đường tĩnh mạch (IV) vào ngày 1, sau đó là 100 mg vào ngày 2 đến ngày 10 khi truyền một lần mỗi ngày ở 150 bệnh nhân) vượt quá điều trị theo điều trị tiêu chuẩn ở 76 bệnh nhân. Tuy nhiên, tiêu chí đánh giá chính về thời gian đến khi có cải thiện lâm sàng ở nhóm dùng remdesivir ngắn hơn về mặt số lượng so với nhóm đối chứng, đặc biệt là trên những bệnh nhân được điều trị trong vòng 10 ngày kể từ khi khởi phát triệu chứng. Thời gian thở máy xâm nhập, mặc dù không có khác biệt đáng kể giữa các nhóm, ở những người dùng remdesivir về số lượng cũng ngắn hơn so với nhóm đối chứng. Các nhà nghiên cứu đề xuất rằng các nghiên cứu trong tương lai cần phải bao gồm điều trị sớm hơn, các phác đồ liều lượng cao hơn của remdesivir và phối hợp remdesivir với các loại thuốc kháng vi-rút khác hoặc với các kháng thể trung hòa SARS-CoV-2 trên những bệnh nhân bị COVID-19 nặng để hiểu rõ hơn về hiệu quả tiềm năng của remdesivir.

Nghiên cứu tiếp theo, được thực hiện tại nhiều cơ sở nghiên cứu quốc tế, cũng là một thử nghiệm lâm sàng chọn ngẫu nhiên, mù đôi, đối chứng giả dược về remdesivir (liều tấn công 200 mg đường tĩnh mạch vào ngày 1, sau đó là 100 mg mỗi ngày trong tối đa là 9 ngày bổ sung); nghiên cứu này được đăng trên tạp chí New England Journal of Medicine ngày 22 tháng Năm năm 2020 (14). Thử nghiệm này được thực hiện trên người lớn nằm viện bị COVID-19 và bệnh liên quan đến đường hô hấp dưới, 538 bệnh nhân dùng remdesivir hồi phục nhanh hơn 4 ngày (11 ngày) so với 521 bệnh nhân dùng giả dược (15 ngày; P < 0,001). Việc phục hồi chỉ được xác định bằng xuất viện hoặc nằm viện vì các mục đích kiểm soát nhiễm trùng. Thời gian đến khi hồi phục ngắn hơn khiến cho ban giám sát dữ liệu và an toàn khuyến cáo sớm giải mù dữ liệu cho các thành viên trong nhóm nghiên cứu của Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia (National Institute of Allergy and Infectious Diseases) vì những lợi ích lâm sàng tiềm năng của việc này. Thời gian hồi phục ngắn hơn rõ ràng nhất trên những bệnh nhân mắc bệnh ở mức độ trung bình (dùng oxy lưu lượng thấp). Không thấy lợi ích trên những bệnh nhân mắc bệnh nặng hơn, tức là những bệnh nhân cần phải thở oxy lưu lượng cao hoặc thông khí không xâm lấn, thở máy hoặc ECMO khi thu nhận vào nghiên cứu, nhưng nghiên cứu không có khả năng phát hiện sự khác biệt trong các phân nhóm. Thời gian trung vị để hồi phục trên những người không cần phải bổ sung oxy ở nhóm remdesivir (5 ngày) và giả dược (6 ngày) là như nhau. Về tỷ lệ tử vong ở thời điểm 14 ngày, 7,1% số bệnh nhân dùng remdesivir tử vong và 11,9% số bệnh nhân dùng giả dược tử vong, một sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, một phân tích tiếp theo dựa trên dữ liệu bổ sung cho thấy tỷ lệ tử vong giảm đáng kể là 62% (tỷ lệ tử vong 7,6% vào ngày 14 đối với bệnh nhân được điều trị bằng remdesivir so với 12,5% ở nhóm đối chứng; P < 0,001–15).

Một nghiên cứu khác so sánh kết quả điều trị trong 5 ngày (200 bệnh nhân) so với 10 ngày (197 bệnh nhân) điều trị bằng remdesivir trên những bệnh nhân nằm viện bị COVID-19 có bằng chứng trên X-quang là viêm phổi và bị giảm oxy máu khi thở không khí trong phòng nhưng không cần phải thở máy hoặc ECMO (16). Tuy nhiên, nhóm điều trị 10 ngày có mức độ bệnh nặng lớn hơn ở lần khám ban đầu so với nhóm điều trị 5 ngày; bệnh nhân đã thở máy trước khi bắt đầu điều trị trong nhóm 10 ngày nhiều hơn so với trong nhóm 5 ngày. Sau khi điều chỉnh tình trạng lâm sàng ở lần khám ban đầu, mức độ cải thiện trên lâm sàng xảy ra vào ngày thứ 14 ở 64% số bệnh nhân trong nhóm 5 ngày và 54% số bệnh nhân trong nhóm 10 ngày.

Ủy ban Hướng dẫn Điều trị COVID-19 của NIH cho biết không có đủ dữ liệu về việc sử dụng hoặc chống lại việc sử dụng remdesivir trên những bệnh nhân nằm viện không cần phải bổ sung oxy, nhưng cho biết rằng việc sử dụng có thể phù hợp nếu những bệnh nhân này có nguy cơ cao bị tiến triển bệnh (1). Ủy ban của NIH này khuyến cáo chỉ sử dụng remdesivir đơn trị liệu trên những bệnh nhân COVID-19 nằm viện cần phải có oxy bổ sung tối thiểu (ví dụ như qua ống thông mũi). Nếu những bệnh nhân này cần phải có lượng oxy ngày càng tăng và đối với những bệnh nhân cần phải có oxy qua thiết bị lưu lượng cao hoặc thông khí không xâm lấn, thì nên dùng remdesivir cộng với dexamethasone (1). Trên những bệnh nhân nằm viện cần thở máy xâm nhập hoặc ECMO, nên dùng một mình dexamethasone, nhưng remdesivir cộng với dexamethasone có thể được cân nhắc cho những bệnh nhân mới được đặt nội khí quản (1).

Thời gian khuyến cáo điều trị bằng remdesivir cho những bệnh nhân không cần phải thở máy xâm nhập và/hoặc ECMO là 5 ngày; nếu bệnh nhân không cho thấy có cải thiện lâm sàng, thì điều trị có thể được kéo dài đến 10 ngày (1, 17). Tổng thời gian điều trị khuyến cáo cho bệnh nhân cần phải thở máy xâm nhập và/hoặc ECMO là 10 ngày (1).

Một thử nghiệm lâm sàng chọn ngẫu nhiên, đối chứng giả dược hiện đang đánh giá phiên bản remdesivir dạng hít, khí dung trên người lớn từ 18 đến 45 tuổi ở Hoa Kỳ để điều trị COVID-19 trên cơ sở điều trị ngoại trú khi nhiễm bệnh ở giai đoạn đầu, bằng cách đó đã loại bỏ tiến triển sang giai đoạn nặng hơn cần phải nằm viện. Công thức bào chế remdesivir dạng hít cũng sẽ phân phối thuốc trực tiếp đến các vị trí nhiễm SARS-CoV-2 chính ở đường hô hấp trên và dưới (18). Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trong thử nghiệm lâm sàng trước đây, remdesivir đường tĩnh mạch không rút ngắn thời gian hồi phục trên những bệnh nhân không cần phải có oxy bổ sung. Trên những bệnh nhân này, thời gian hồi phục ở nhóm remdesivir (5 ngày) và nhóm giả dược (6 ngày) là như nhau. Do đó, không rõ việc remdesivir khí dung sẽ có tác dụng trong trường hợp nhiễm bệnh ở giai đoạn rất sớm hay không.

Các thuốc kháng vi-rút khác

Favipiravir

Là một chất tương tự nucleoside guanosine ức chế chọn lọc RNA polymerase phụ thuộc RNA. Đó là một tiền chất được chuyển hóa trong tế bào vật chủ thành triphosphat hoạt động có tác dụng ức chế quá trình nhân lên của vi-rút. Thuốc có sẵn dưới dạng dùng theo đường uống và theo đường tĩnh mạch và được phê chuẩn để điều trị cúm ở Nhật Bản. Thuốc đang được lưu hành để điều trị COVID-19 ở Trung Quốc, Ấn Độ và Nga và đang được nghiên cứu trong các thử nghiệm lâm sàng ở Hoa Kỳ. Có một loại thuốc kháng vi-rút đường uống, như favipiravir, có thể cho phép điều trị ngoại trú ở giai đoạn đầu khi bệnh không nặng đến mức cần phải nằm viện nếu các thử nghiệm lâm sàng có đối chứng, chọn ngẫu nhiên cho thấy hiệu quả.

Ivermectin

Một loại thuốc được sử dụng để điều trị một số bệnh nhiễm ký sinh trùng (bao gồm cả bệnh mù lòa đường sông hay là bệnh giun chỉ onchocerca, bệnh giun sán và ghẻ), đã được chứng minh là có hoạt tính kháng vi-rút phổ rộng in vitro, ức chế sự nhân lên của SARS-CoV-2, sốt xuất huyết, Zika, HIV và sốt vàng da trong nuôi cấy tế bào. Tuy nhiên, các nghiên cứu dược động học và dược lực học cho thấy rằng để đạt được nồng độ huyết tương cần thiết cho hoạt tính kháng vi-rút SARS-CoV-2 sẽ cần phải sử dụng liều cao hơn gấp 100 lần so với liều được phép sử dụng ở người. Ivermectin chưa được phê duyệt để điều trị bất kỳ bệnh nhiễm vi-rút nào, bao gồm cả nhiễm SARS-CoV-2. Bởi vì các thử nghiệm lâm sàng chọn ngẫu nhiên và các nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu về việc sử dụng ivermectin trên bệnh nhân bị COVID-19 đã được công bố có những hạn chế đáng kể về phương pháp luận, Ủy ban Hướng dẫn Điều trị COVID-19 của NIH khuyến cáo không nên sử dụng ivermectin để điều trị COVID-19, ngoại trừ trong một thử nghiệm lâm sàng (19). FDA đã đưa ra cảnh báo vào tháng Tư năm 2020 rằng không nên sử dụng ivermectin dùng để sử dụng cho động vật để điều trị COVID-19 ở người (20).

Lopinavir và ritonavir

Một dạng phối hợp đã được phê duyệt để điều trị HIV/AIDS, đã được chứng minh là có thể ức chế quá trình nhân lên của SARS-CoV-2 trong ống nghiệm, nhưng nồng độ thuốc trong huyết tương đạt được khi sử dụng các liều thông thường của lopinavir/ritonavir thấp hơn nhiều so với nồng độ có thể cần để ức chế quá trình nhân lên của SARS-CoV-2 (21) và phối hợp của thuốc này đã thất bại trong các thử nghiệm lâm sàng (22). Tương tự như vậy, darunavir/cobicistat, một dạng phối hợp khác đã được phê duyệt để điều trị HIV/AIDS, không có hiệu quả để điều trị COVID-19 (23). Vào đầu tháng Bảy, Tổ chức Y tế Thế giới đã đình chỉ thử nghiệm lopinavir/ritonavir trên những bệnh nhân nằm viện vì COVID-19. Các hướng dẫn điều trị COVID-19 của NIH khuyến cáo không nên sử dụng lopinavir/ritonavir hoặc các thuốc ức chế protease HIV khác để điều trị COVID-19, ngoại trừ trong một thử nghiệm lâm sàng (24).

Chloroquine

Là một phiên bản ít độc hơn, hydroxychloroquine (HCQ), có thể ức chế SARS-CoV-2 nhân lên trong các tế bào trong ống nghiệm, nhưng HCQ không thể ngăn ngừa được quá trình nhiễm bệnh ở khỉ và HCQ đơn trị liệu hoặc dạng phối hợp với azithromycin, đều không thể điều trị được cho những con khỉ bị nhiễm bệnh (25). HCQ cũng thất bại trong một thử nghiệm lâm sàng chọn ngẫu nhiên để điều trị COVID-19 giai đoạn sớm trên bệnh nhân ngoại trú (26) và thất bại trong điều trị COVID-19 trên bệnh nhân nằm viện (27); cũng đã thấy là thuốc này có hại trên những bệnh nhân này (28).

Tổ chức Y tế Thế giới (29) và NIH (30) đã tạm dừng các thử nghiệm về HCQ dưới dạng một phương pháp điều trị COVID-19. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Hoa Kỳ đã thu hồi các phê duyệt khẩn cấp đối với cả chloroquine và HCQ, cảnh báo rằng các loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng cho tim và các cơ quan khác khi được sử dụng để điều trị COVID-19 (31). Ủy ban Hướng dẫn Điều trị COVID-19 của NIH khuyến cáo không nên sử dụng chloroquine hoặc HCQ kèm theo hoặc không kèm theo azithromycin để điều trị COVID-19 trên cả bệnh nhân không nằm viện và nằm viện, ngoại trừ trong một thử nghiệm lâm sàng và Ủy ban này khuyến cáo không nên sử dụng chloroquine liều cao (600 mg x 2 lần/ngày trong 10 ngày) để điều trị COVID-19 (32).

Men chuyển angiotensin tái tổ hợp 2 (ACE2)

Protein ACE2 tái tổ hợp, hòa tan, ở người được tạo ra trong phòng thí nghiệm có thể gắn kết với SARS-CoV-2 trước khi vi-rút này có thể gắn vào protein ACE2 gắn kết tế bào vật chủ, làm giảm số lượng vi-rút có sẵn lây nhiễm cho các tế bào vật chủ dễ bị tổn thương. ACE2 tái tổ hợp, hòa tan, ở người đã được thử nghiệm trong các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và giai đoạn 2 trên hội chứng suy hô hấp cấp (33, 34) và có thể ức chế sự lây nhiễm SARS-CoV-2 của tế bào người, cũng như các “hạt cơ quan” trong mạch máu và thận in vitro (35). Mặc dù ACE2 hòa tan, tái tổ hợp, ở người chưa được thử nghiệm trên các mô hình động vật, nhưng bệnh nhân đầu tiên bị COVID-19 thể nặng đã được báo cáo là đã được điều trị “thành công” bằng ACE2 hòa tan, tái tổ hợp, ở người (36).

Thuốc điều biến miễn dịch.

Nhóm thuốc corticosteroid

Bs. Lane và Fauci chỉ ra trong một bài xã luận trên tạp chí New England Journal of Medicine rằng một loại thuốc ức chế miễn dịch, chẳng hạn như dexamethasone, hoặc các thuốc điều biến miễn dịch khác có thể hiệu quả hơn ở giai đoạn sau của quá trình nhiễm SARS-CoV-2, khi tải lượng vi-rút đã giảm và các đáp ứng miễn dịch và đáp ứng viêm có thể là nguyên nhân chính gây ra bệnh (37).

Vào giữa tháng Sáu năm 2020, một tác dụng có lợi đã được báo cáo đối với liệu trình 6 ngày dùng methylprednisolone trên 56 người lớn bị viêm phổi COVID-19 có giảm oxy máu và bằng chứng sinh hóa về viêm tăng (38). Một tháng sau, một nghiên cứu lớn hơn nhiều từ Đánh giá chọn ngẫu nhiên liệu pháp COVID-19 (Randomised Evaluation of COVID-19 Therapy, RECOVERY) của nhóm cộng tác tại Oxford University đã được công bố trên tạp chí New England Journal of Medicine. Trong nghiên cứu này, các bệnh nhân người Anh nằm viện bị COVID-19 được phân nhóm ngẫu nhiên dùng dexamethasone đường uống hoặc đường tĩnh mạch, 6 mg/ngày trong tối đa 10 ngày (2.104 bệnh nhân) hoặc chăm sóc thông thường (4.321 bệnh nhân – 39). Tác dụng có lợi của dexamethasone xảy ra ở nhóm thở máy xâm nhập (tỷ lệ tử vong là 29,3% so với 41,4%) và ở nhóm thở oxy mà không có thở máy xâm nhập (23,3% so với 26,2%), nhưng không xảy ra ở nhóm không được hỗ trợ hô hấp ở thời điểm phân nhóm ngẫu nhiên (17,8% so với 14,0%). Việc sử dụng dexamethasone đơn độc đã được xác nhận bởi Ủy ban Hướng dẫn Điều trị COVID-19 của NIH trong 10 ngày hoặc cho đến khi xuất viện để điều trị COVID-19 trên những bệnh nhân nằm viện cần phải thở máy hoặc ECMO (1). Dexamethasone phối hợp với remdesivir được khuyến cáo cho những bệnh nhân nằm viện đang dùng lượng oxy bổ sung tối thiểu, những người này cần phải có lượng oxy bổ sung ngày càng nhiều qua đường mũi, cung cấp oxy qua thiết bị lưu lượng cao hoặc thông khí không xâm lấn và có thể được cân nhắc ở những bệnh nhân mới được đặt nội khí quản (1).

Nếu không có dexamethasone, có thể sử dụng glucocorticoid thay thế như là prednisone, methylprednisolone hoặc hydrocortisone. Ủy ban này khuyến cáo không nên sử dụng dexamethasone cho những bệnh nhân COVID-19 không nằm viện hoặc đang nằm viện nhưng không cần có oxy bổ sung.

Interferon

Interferon là một họ cytokine có đặc tính kháng vi-rút. Trong một thử nghiệm mù đôi, có đối chứng với giả dược, interferon beta-1a dạng hít đã thấy có lợi trên những bệnh nhân nằm viện bị COVID-19 không có thông khí (40) và một thử nghiệm lâm sàng chọn ngẫu nhiên, nhãn mở không thấy interferon beta-1a tiêm dưới da có lợi trên những bệnh nhân bị COVID-19 nặng (41). Ủy ban Hướng dẫn Điều trị COVID-19 của NIH khuyến cáo không nên sử dụng interferon để điều trị bệnh nhân bị COVID-19 nặng hoặc nguy kịch, ngoại trừ trong một thử nghiệm lâm sàng (42).

Thuốc ức chế cytokine

Các cytokine là các protein do một số tế bào nhất định tạo ra để báo hiệu một đáp ứng miễn dịch phối hợp với nhiễm trùng, viêm và chấn thương. Nhiễm SARS-CoV-2 có thể gây ra đáp ứng viêm tăng (ví dụ: D-dimer gấp > 10 lần giá trị bình thường, protein phản ứng C (CRP) gấp > 10 lần giá trị bình thường và/hoặc ferritin ≥ 1000 ng/ml), với nồng độ cytokine tiền viêm trong huyết thanh cao (ví dụ: interferon gamma [IFNγ], yếu tố hoại tử khối u alpha [TNFα], interleukin 1 beta [IL-1β] và interleukin 6 [IL-6]), tất cả đều có liên quan đến mức độ nặng của bệnh và tử vong. Một số loại thuốc nhắm đích cytokine, bao gồm siltuximab, tocilizumab, sarilumab, anakinra, thuốc ức chế Janus kinase (JAK) (ví dụ: baricitinib) và thuốc ức chế Bruton’s tyrosine kinase (BTK), đã được đề xuất để điều trị COVID-19.

Siltuximab là một kháng thể đơn dòng thể khảm người-chuột tái tổ hợp gắn kết với IL-6, ngăn chặn sự gắn kết của IL-6 với các thụ thể IL-6. Tocilizumab và sarilumab là các kháng thể đơn dòng từ người tái tổ hợp nhắm đích thụ thể interleukin-6 (IL-6R), ngăn không cho IL-6 phát huy tác dụng tiền viêm nó. Anakinra là phiên bản tái tổ hợp và được sửa đổi một chút của thuốc đối kháng thụ thể interleukin 1 ở người (IL-1Ra). Anakinra ngăn chặn hoạt tính sinh học của IL-1 bằng cách ức chế cạnh tranh không cho IL-1 gắn kết với thụ thể interleukin-1 tuýp I. Baricitinib, một thuốc ức chế Janus kinase (JAK), chặn đường truyền tín hiệu nội bào cho các cytokine tiền viêm. Thuốc ức chế tyrosine kinase Bruton (BTK) ngăn chặn tín hiệu cytokine thông qua các thụ thể bề mặt tế bào B cần thiết cho việc vận chuyển, điều hòa hóa học và kết dính tế bào B.

Tocilizumab

Một thông cáo báo chí vào ngày 11 tháng Hai năm 2021, báo cáo kết quả sơ bộ của thử nghiệm Đánh giá chọn ngẫu nhiên liệu pháp COVID-19 (RECOVERY), trong đó hơn 4.000 bệnh nhân nằm viện bị COVID-19 nặng (cần phải có oxy và có bằng chứng viêm) được chọn ngẫu nhiên để dùng tocilizumab hoặc chăm sóc thông thường (82% số bệnh nhân ở cả hai nhóm cũng được điều trị bằng corticosteroid đường toàn thân, chẳng hạn như dexamethasone—43). Thử nghiệm RECOVERY này cho thấy rằng tocilizumab có một chút lợi ích về tỷ lệ tử vong, nhưng có ý nghĩa thống kê khi phối hợp với corticosteroid; 29% số bệnh nhân được điều trị bằng tocilizumab bị tử vong trong vòng 28 ngày so với 33% số bệnh nhân được điều trị bằng cách chăm sóc thông thường (P = 0,007). Tocilizumab làm giảm nguy cơ tiến triển sang thở máy xâm nhập từ 38% xuống 33% (P = 0·0005) và rút ngắn thời gian đến khi xuất viện. Những lợi ích này xảy ra ở tất cả các phân nhóm bệnh nhân, bao gồm cả những người cần phải thở oxy qua mặt nạ cho đến những người cần phải thở máy. Tuy nhiên, tocilizumab không làm giảm thời gian thở máy xâm nhập. Có rất ít dữ liệu được công bố mô tả hiệu quả của siltuximab, sarilumab và anakinra trên những bệnh nhân bị COVID-19. Ủy ban của NIH này, ngày 27 tháng Tám năm 2020, trước khi công bố kết quả của thử nghiệm tocilizumab RECOVERY, khuyến cáo không nên sử dụng kháng thể đơn dòng kháng thụ thể IL-6 (ví dụ như sarilumab, tocilizumab) hoặc kháng thể đơn dòng kháng IL-6 (siltuximab) để điều trị COVID-19, ngoại trừ trong một thử nghiệm lâm sàng (44) và Ủy ban của NIH này cho biết dữ liệu không đủ để khuyến cáo hay phản đối việc sử dụng thuốc ức chế interleukin (IL) -1, chẳng hạn như anakinra, để điều trị COVID-19 (45).

Ủy ban Hướng dẫn Điều trị COVID-19 của NIH khuyến cáo không nên sử dụng các thuốc ức chế Bruton’s tyrosine kinase (BTK), chẳng hạn như acalabrutinib, ibrutinib và zanubrutinib; và các thuốc ức chế Janus kinase (JAK), chẳng hạn như ruxolitinib và tofacitinib; để điều trị COVID-19, ngoại trừ trong một thử nghiệm lâm sàng (46).

Baricitinib

Trong một thử nghiệm lâm sàng chọn ngẫu nhiên, có đối chứng, trong đó bệnh nhân nằm viện bị COVID-19 và có bằng chứng viêm phổi đã dùng baricitinib, thuốc ức chế JAK hoặc giả dược (với cả hai nhóm dùng remdesivir), dạng phối hợp của baricitinib và remdesivir có liên quan đến thời gian phục hồi ngắn hơn, cũng như cải thiện tình trạng lâm sàng nhanh hơn, so với nhóm dùng giả dược, đặc biệt là trong số những người được thở oxy lưu lượng cao hoặc thông khí không xâm lấn (47). Baricitinib đã được cấp Giấy phép Sử dụng Khẩn cấp (EUA) cho dạng phối hợp baricitinib với remdesivir trên người lớn và trẻ em từ ≥ 2 tuổi nằm viện bị COVID-19 cần phải có oxy bổ sung, thở máy xâm lấn hoặc trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể (ECMO), một chỉ định tương tự như của corticosteroid +/- remdesivir. Ủy ban Hướng dẫn Điều trị COVID-19 của NIH cho rằng dữ liệu không đủ để khuyến cáo hay phản đối việc sử dụng baricitinib phối hợp với remdesivir trong những trường hợp có thể sử dụng corticosteroid thay thế. Trong những trường hợp hiếm hoi không thể sử dụng corticosteroid thay thế, Ủy ban của NIH này khuyến cáo sử dụng baricitinib phối hợp với remdesivir để điều trị COVID-19 trên bệnh nhân nằm viện, không đặt nội khí quản, cần phải có oxy bổ sung (48). Ủy ban này khuyến cáo không nên sử dụng baricitinib trong trường hợp không có remdesivir, ngoại trừ trong một thử nghiệm lâm sàng. Không có đủ dữ liệu để Ủy ban này khuyến cáo hay phản đối việc sử dụng baricitinib phối hợp với corticosteroid để điều trị COVID-19. Do cả hai loại thuốc đều là thuốc ức chế miễn dịch mạnh, nên có khả năng tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Liệu pháp chống huyết khối trên bệnh nhân COVID-19

Trạng thái tăng đông có thể làm phức tạp diễn biến của COVID-19. Các biến chứng tĩnh mạch bao gồm huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) và thuyên tắc mạch phổi (PE). Các biến chứng ở động mạch bao gồm huyết khối có thể gây đột quỵ do thiếu máu não cục bộ, thiếu máu cục bộ ở chi hoặc nhồi máu cơ tim. Huyết khối vi mạch trong phổi làm suy yếu quá trình trao đổi oxy. Tuổi cao, giới tính là nam, béo phì, ung thư, tiền sử bị thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (VTE), hoặc các bệnh kèm theo trên bệnh nhân COVID-19 nặng có nguy cơ cao hơn bị DVT và PE so với bệnh nhẹ hoặc không có triệu chứng.

Tăng chảy máu là một biến chứng đã biết của thuốc chống đông dùng đủ liều, nên một thử nghiệm lâm sàng lớn, đa quốc gia trên người lớn nằm viện điều trị COVID-19 đã so sánh việc sử dụng đủ liều thuốc chống đông với phác đồ dùng liều thấp hơn như được sử dụng để ngăn ngừa cục máu đông trên bệnh nhân nằm viện. Một nhóm bao gồm những bệnh nhân được chăm sóc tại bệnh viện không thuộc khoa Hồi sức Tích cực và một nhóm khác gồm những bệnh nhân bị bệnh nặng cần có sự chăm sóc ở khoa Hồi sức Tích cực ở thời điểm thu nhận. Mức độ chăm sóc ở khoa Hồi sức Tích cực được xác định là cần phải có oxy qua mũi lưu lượng cao, thở máy xâm lấn hoặc không xâm lấn, liệu pháp vận mạch hoặc hỗ trợ trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể (extracorporeal membrane oxygenation, ECMO).

Vào ngày 21 tháng Mười hai năm 2020, phần thử nghiệm lâm sàng liên quan đến bệnh nhân bị COVID-19 nặng cần phải có cấp độ chăm sóc là ở khoa Hồi sức Tích cực ở thời điểm thu nhận đã bị tạm dừng vì phân tích tạm thời cho thấy rằng liều điều trị cao hơn của thuốc chống đông máu không làm giảm nhu cầu hỗ trợ nội tạng và tỷ lệ tử vong so với chống đông có liều dự phòng thấp hơn (49). Những bệnh nhân không cần phải chăm sóc ở khoa Hồi sức Tích cực tại thời điểm thu nhận tiếp tục được thu nhận vào thử nghiệm.

Vào ngày 22 tháng Một năm 2021, dựa trên kết quả tạm thời của thử nghiệm lâm sàng lớn được tiến hành trên toàn thế giới ở hơn 1.000 bệnh nhân mắc bệnh ở mức độ trung bình, không nằm viện ở khoa Hồi sức Tích cực, liều đầy đủ của heparin, ngoài việc an toàn, còn ưu việt hơn so với liều thông thường được cho dùng để ngăn ngừa cục máu đông trên bệnh nhân nằm viện – liên quan đến giảm yêu cầu hỗ trợ các cơ quan quan trọng, được định nghĩa là số ngày nằm viện không cần phải có oxy qua mũi lưu lượng cao, thở máy xâm lấn hoặc không xâm lấn, liệu pháp vận mạch hoặc hỗ trợ ECMO và tử vong trong bệnh viện (50). Một xu hướng có thể giảm tỷ lệ tử vong cũng đã được quan sát thấy và đang được nghiên cứu thêm.

Ủy ban Hướng dẫn Điều trị COVID-19 của NIH gần đây về liệu pháp chống huyết khối trên bệnh nhân bị COVID-19 cho biết hiện tại không có đủ dữ liệu để khuyến cáo hay phản đối việc sử dụng thuốc làm tan huyết khối hoặc sử dụng liều cao hơn liều dự phòng của thuốc chống đông trong phòng ngừa thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch trên bệnh nhân COVID-19 nằm viện ngoài thử nghiệm lâm sàng. Tuy nhiên, Hướng dẫn của Ủy ban của NIH ra ngày 17 tháng Mười hai năm 2020, trước khi có kết quả tạm thời của các thử nghiệm lâm sàng về liều lượng thuốc chống đông máu tối ưu để làm giảm các biến chứng huyết khối trên những bệnh nhân bị COVID-19 nằm viện không phải ở khoa Hồi sức Tích cực và ở khoa Hồi sức Tích cực (xem ở trên) và các khuyến cáo của họ có thể không phản ánh những phát hiện này (51).

Ủy ban của NIH này cũng khuyến nghị những việc sau:

  • Bất cứ khi nào sử dụng thuốc chống đông hoặc liệu pháp chống kết tập tiểu cầu trên những bệnh nhân COVID-19 nằm viện, bị bệnh nguy kịch, heparin trọng lượng phân tử thấp hoặc heparin không phân đoạn được ưu tiên hơn thuốc chống đông đường uống vì thời gian bán thải ngắn hơn, khả năng dùng theo đường tĩnh mạch hoặc dưới da và ít có tương tác với các thuốc hơn.
  • Đối với những bệnh nhân bị COVID-19 không nằm viện, không nên bắt đầu dùng thuốc chống đông máu và liệu pháp chống kết tập tiểu cầu để phòng ngừa thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch hoặc huyết khối động mạch trừ khi bệnh nhân có chỉ định khác để điều trị hoặc đang tham gia thử một nghiệm lâm sàng.
  • Bệnh nhân COVID-19 bị biến cố thuyên tắc huyết khối tắc mạch hoặc nghi ngờ cao là bị bệnh thuyên tắc huyết khối cần phải được xử trí bằng các liều điều trị của liệu pháp chống đông máu theo điều trị tiêu chuẩn dành cho bệnh nhân không bị COVID-19.
  • Bệnh nhân bị COVID-19 cần phải có ECMO hoặc liệu pháp thay thế thận liên tục (CRRT) hoặc có huyết khối của ống thông hoặc bộ lọc ngoài cơ thể cần phải được điều trị theo phác đồ tiêu chuẩn của cơ sở cho bệnh nhân không bị COVID-19.
CategoriesTin tham khảo Tin tức

Tận dụng thế mạnh của đông y để hỗ trợ điều trị bệnh nhân COVID-19

Việc kết hợp đông y trong hỗ trợ điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 không triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ và vừa sẽ không chỉ giúp bệnh nhân nâng cao thể trạng sức khỏe, mà còn là chỗ dựa tâm lý cho người bệnh, giúp họ yên tâm là vẫn đang được chăm sóc y tế tốt nhất.

Các bác sĩ Viện Y dược học dân tộc TPHCM đang chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại BV Dã chiến số 1 quận Phú Nhuận. Ảnh: VGP/Vũ Khoa

Tận dụng thế mạnh của đông y

TS Trương Thị Ngọc Lan, Phó Chủ tịch Hội Đông y TPHCM, Phó Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TPHCM chia sẻ, y học cổ truyền có quá trình nghiên cứu dịch bệnh từ rất lâu và rất kỹ. Đặc biệt, đã có trường phái chuyên nghiên cứu về dịch bệnh, gọi là “ôn bệnh”. Từ đó, người ta nhận thấy rằng, dịch bệnh cũng có những quy luật nhất định giống như quy luật về thời tiết… Chẳng hạn, những năm đông ấm, tức là mùa đông không lạnh, sẽ không làm những con ký chủ chết và nó sẽ mang mầm bệnh, sau đó gây bệnh và lây bệnh.

Đối với đặc điểm của bệnh COVID-19 như sốt ho, khó thở, ớn lạnh, nhức mỏi, đau đầu, đau họng… rất tương đồng với chứng ôn bệnh trong y học cổ truyền, trong đó có đặc điểm phục tà, tức là có những yếu tố gây bệnh tiềm tàng trong cơ thể con người. Khi sức khỏe suy yếu, thì lúc đó mới phát bệnh. Điều này thể hiện rõ thông qua thời gian ủ bệnh ban đầu của COVID-19. Thời gian cuối năm 2019, đầu năm 2020, trung bình sau khi mắc bệnh từ 7-14 ngày thì mới phát bệnh và có nguy cơ lây bệnh. Giai đoạn bệnh lúc này rất khác với dịch SARS năm 2003, người mắc bệnh SARS sẽ phát bệnh, sốt cao, ngay sau 1-2 ngày nhiễm bệnh.

Dựa trên các đặc điểm của bệnh COVID-19 như có thời gian lây bệnh trong lúc virus vẫn còn tiềm tàng trong cơ thể con người, khó phát sớm bệnh, hoặc bệnh sẽ trở nặng khi người mắc bệnh là người lớn tuổi, người có bệnh nền… Các bác sĩ y học cổ truyền đã nghiên cứu rất kỹ nhiều công trình, bài thuốc điều trị hỗ trợ.

TS Trương Thị Ngọc Lan cũng cho biết, tháng 3/2020, Bộ Y tế  ban hành Quyết định 1374 về giới thiệu các giai đoạn cũng như các bài thuốc hỗ trợ điều trị COVID-19 kết hợp với y học hiện đại.

“Trong khoảng thời gian từ năm 2020 đến đầu năm 2021, dịch bệnh ở nước ta chỉ mang tính chất nhỏ lẻ từng khu vực, vì vậy chúng ta không cần đến ứng dụng này. Tuy nhiên, giai đoạn dịch bùng phát ở Bắc Giang với số ca mắc cao, chúng ta bắt đầu có sự kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong điều trị bệnh nhân COVID-19. Hiện nay, ở TPHCM cũng đang áp dụng sự kết hợp này”, TS Trương Thị Ngọc Lan cho biết.

Theo BS Nguyễn Thanh Tuyên, Phó Viện trưởng Viện Y dược dân tộc TPHCM kiêm Giám đốc BV Dã chiến số 1 của quận Phú Nhuận, BV Dã chiến số 1 của quận Phú Nhuận mới đi vào hoạt động 1 tuần, với quy mô 350 giường, trong đó có 65 giường dành cho bệnh nhân nặng. Hiện BV đã tiếp nhận gần 300 bệnh nhân. Tất cả bệnh nhân này đang điều trị ở tầng thứ 2, tức là bệnh nhân có bệnh lý nền. Hệ thống trang thiết bị và hệ thống oxy trung tâm hiện nay của BV đang hoạt động tốt. Riêng lực lượng cán bộ y tế của Viện Y dược dân tộc TPHCM tham gia điều trị cho bệnh nhân tại BV này là 185 người.

BS Nguyễn Thanh Tuyên chia sẻ, vấn đề điều trị cho bệnh nhân COVID-19, dù là bác sĩ đông y hay bác sĩ y học hiện đại đều phải dựa vào phác đồ hướng dẫn điều trị bệnh nhân COVID-19 của Bộ Y tế.

Song song với đó, để giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe, chúng ta cần tận dụng thế mạnh của y học cổ truyền, thông qua những sản phẩm của đông y, những bài tập thể dục, nhằm nâng cao sức khỏe, sức đề kháng cho người bệnh.

“Trong công tác điều trị bệnh nhân COVID-19, quan trọng nhất là phải theo dõi và xử trí kịp thời biến chứng, đặc biệt là biến chứng về suy hô hấp. Đây là nguy cơ cao nhất đối với người bệnh. Tùy vào giai đoạn bệnh, mức độ bệnh, chúng ta có thể sử dụng các phương pháp dùng thuốc hoặc không dùng thuốc của đông y để kết hợp điều trị và chăm sóc cho bệnh nhân mau chóng hồi phục”, BS Nguyễn Thanh Tuyên cho biết.

Theo PGS.TS Đậu Xuân Cảnh, Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, báo cáo của Bệnh viện Y học cổ truyền, Bộ Công an cho kết quả rất khả quan khi kết hợp đông y và y học hiện đại trong điều trị bệnh nhân COVID-19 ở Bắc Giang vừa qua. Các trường hợp F0 không triệu chứng, có triệu chứng mức độ nhẹ và vừa, khi được kết hợp điều trị đông y và y học hiện đại, thời gian khỏi bệnh sớm hơn 5 ngày. Đặc biệt, tỉ lệ bệnh nhân diễn biến nặng rất thấp.

“Chính vì vậy, ở thời điểm này, khi dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như tại TPHCM và một số tỉnh, thành phía nam, chúng tôi thấy nghĩa vụ của bác sĩ y học cổ truyền cần phải có hỗ trợ đối với điều trị những bệnh nhân COVID-19”, PGS.TS Đậu Xuân Cảnh cho biết.

Hỗ trợ điều trị nhiều bệnh nhân COVID-19 tại TPHCM               

TS Trương Thị Ngọc Lan cũng cho biết, điểm khác biệt lớn nhất của y học cổ truyền với y học hiện đại, đó là y học cổ truyền tập trung nâng cao thể trạng, nâng cao đề kháng của cơ thể nên thuốc bổ sẽ là chính. Còn y học hiện đại là điều trị triệu chứng, các bệnh nhân nặng phải thở oxy…

Với tình hình dịch như hiện nay tại TPHCM, việc kết hợp đông y trong hỗ trợ điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 không triệu chứng, hoặc có triệu chứng nhẹ và vừa sẽ không chỉ giúp bệnh nhân nâng cao thể trạng sức khỏe mà còn là chỗ dựa tâm lý cho người bệnh, để người bệnh biết rằng, họ vẫn đang được chăm sóc y tế tốt nhất.

Hiện nay, Hội Đông y TPHCM đã triển khai nhiều hoạt động như thực hiện các đoạn video tập dưỡng sinh, video tự xoa bóp, thư giãn, phát các cẩm nang, tờ rơi tới người dân. Đặc biệt, Hội Đông y TPHCM và Viện Y dược học dân tộc TPHCM đã chuẩn bị một số lượng sản phẩm y học cổ truyền rất lớn để phục vụ người bệnh F0 tại nhà.

“Chúng tôi đã chuẩn bị 100.000 phần hỗ trợ miễn phí, bao gồm các sản phẩm đông y để hỗ trợ điều trị cho những bệnh nhân F0 tại nhà ở tất cả các quận, huyện của TPHCM”, TS Trương Thị Ngọc Lan cho biết.

Song song với đó, Viện Y dược học dân tộc TPHCM cũng đang thực hiện áp dụng các sản phẩm đông y đối với các bệnh nhân F0 điều trị tại một số cơ sở, như hỗ trợ sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh nhân tại khu cách ly do Viện Y dược học dân tộc TPHCM quản lý tại số 3B Lê Quý Đôn.

Viện Y dược học dân tộc TPHCM cũng đang sử dụng các sản phẩm đông y đối với bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện dã chiến số 1 của quận Phú Nhuận, TPHCM. Những ghi nhận đầu tiên cho thấy, người sử dụng cảm thấy đỡ mệt, cũng như đỡ triệu chứng như ho…

Với biến chủng Delta, gần đây, Viện Y dược học dân tộc TPHCM có kết hợp các loại sản phẩm để khu tà, tức là có tác dụng hỗ trợ diệt virus bằng y học cổ truyền. Cụ thể, như sản phẩm Xuyên tâm liên kết hợp với phù chính, tức là vừa nâng sức khỏe vừa diệt virus.

Bên cạnh đó, rất nhiều sản phẩm y học cổ truyền đa dạng khác được sử dụng như nước rửa tay, nước xúc miệng, xịt họng, thuốc uống…để phục vụ cho nhiều đối tượng trong hỗ trợ điều trị F0.

Cụ thể, Viện Y dược học dân tộc TPHCM sử dụng các loại thuốc chữa triệu chứng về ho, thuốc có tác dụng an thần, thuốc dùng cho bệnh nhân có nguy cơ bị đông máu (các bác sĩ sẽ theo dõi và bắt đầu dùng thuốc khi bệnh nhân có triệu chứng đau ngực hoặc có các triệu chứng sau ngày thứ 5, 6 mắc bệnh vì đây là thời gian thường ghi nhận sức khỏe của bệnh nhân có thể tiến triển nặng).

“Với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ, giúp đỡ về vật tư, trang thiết bị y tế, dược liệu… của hệ thống các bệnh viện y học cổ truyền trên cả nước như Sơn La, Thái Nguyên, Quảng Ninh… Nhiều bác sĩ y học cổ truyền cũng đã vào TPHCM tham gia hỗ trợ điều trị bệnh nhân COVID-19, để hỗ trợ người dân TPHCM trong giai đoạn khó khăn này”, BS Nguyễn Thanh Tuyên chia sẻ.

PGS.TS Đậu Xuân Cảnh cũng cho biết, khi tình hình dịch diễn biến phức tạp, Hội Đông y Việt Nam đã tổ chức các Hội nghị Ban chấp hành toàn quốc phiên bất thường, các hội thảo khoa học, nhằm đề xuất các phương pháp, phương thuốc và bài thuốc có hiệu quả để tham gia triển khai phòng chống dịch bệnh.

Đây là căn bệnh rất mới, vì vậy việc kết hợp đông y và tây y trong điều trị bệnh nhân là cần thiết. Hơn nữa, với truyền thống chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân bằng y học cổ truyền, cùng kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh trong quá khứ cũng đã bước đầu phát huy hiệu quả ban đầu trong chăm sóc bảo vệ sức khỏe bệnh nhân COVID-19 ở các bệnh viện dã chiến tại Bắc Giang.

Hiện nay, hàng nghìn thầy thuốc Đông y vẫn đang ngày đêm ở vùng trung tâm dịch như TPHCM, tỉnh Bình Dương và các tỉnh khác chăm sóc bệnh nhân tại các bệnh viện dã chiến, khu cách ly tập trung cũng như tại nhà bệnh nhân.

Nguồn: http://baochinhphu.vn/Khoa-hoc-Cong-nghe/Tan-dung-the-manh-cua-dong-y-de-ho-tro-dieu-tri-benh-nhan-COVID19/443494.vgp
CategoriesTin tham khảo Tin tức

Những điều bạn cần biết trước, trong và sau khi tiêm vắc-xin COVID-19

Hàng triệu người trên khắp thế giới hiện đã được tiêm chủng an toàn phòng ngừa COVID-19. Điều này đưa tất cả chúng ta tiến một bước gần hơn đến việc được làm những điều chúng ta yêu thích với những người mà chúng ta yêu thương. Đối với nhiều người, vắc-xin phòng ngừa COVID-19 đã không có mặt kịp thời khi họ cần, nhưng cũng dễ hiểu khi nhiều người còn băn khoăn về quy trình tiêm chủng và những điều mình sẽ gặp phải khi tiêm.

Chúng tôi đã trao đổi với các chuyên gia y tế của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) để tìm hiểu về quy trình tiêm chủng cũng như những mẹo bạn có thể làm trước, trong và sau khi tiêm.

Trước khi tiêm

Tìm hiểu thông tin. Có rất nhiều thông tin sai lệch về vắc-xin trên các trang mạng, vì vậy bạn cần phải biết chắt lọc thông tin từ các nguồn đáng tin cậy như Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Nếu bạn có bất kỳ băn khoăn nào về việc có nên tiêm phòng COVID-19 hay không, hãy hỏi ý kiến bác sĩ. Hiện tại, để tránh những ảnh hưởng bất lợi có thể xảy ra, những người có các tình trạng sức khỏe dưới đây không nên tiêm phòng COVID-19:

  • Người có tiền sử dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần nào của vắc-xin COVID-19.
  • Người đang bị bệnh hoặc xuất hiện các triệu chứng của COVID-19 (bạn vẫn có thể tiêm vắc-xin sau khi đã bình phục và có sự đồng ý của bác sĩ).

Hỏi ý kiến của bác sĩ. Nếu bạn từng bị dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ loại vắc-xin nào hoặc có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến các loại thuốc bạn đang sử dụng, hãy trao đổi với nhà cung cấp dịch vụ y tế trước khi tiêm.

Chăm sóc bản thân. Hãy nghỉ ngơi vào đêm trước khi tiêm và bổ sung đầy đủ nước để có thể trạng tốt nhất vào ngày tiêm.

Trong quá trình tiêm

Giữ an toàn. Đảm bảo tuân thủ các biện pháp an toàn tại cơ sở tiêm chủng như giữ khoảng cách quy định và đeo khẩu trang.

Khai báo. Khai báo với cán bộ y tế bất kỳ tình trạng sức khỏe nào cần đề phòng, chẳng hạn như đang mang thai hoặc suy giảm hệ miễn dịch.

Giữ thẻ tiêm chủng. Bạn sẽ nhận được một thẻ tiêm chủng cho biết loại vắc-xin được tiêm, thời gian và địa điểm tiêm. Hãy giữ tấm thẻ này cẩn thận phòng trường hợp cần thiết trong tương lai.

Sau khi tiêm

 lại để được theo dõi. Nhà cung cấp dịch vụ y tế sẽ theo dõi tình hình sức khỏe của bạn trong khoảng 15 phút sau khi tiêm vắc-xin để đảm bảo không có bất kỳ phản ứng tức thời nào. Tuy nhiên, các phản ứng nghiêm trọng đến sức khỏe rất hiếm khi xảy ra.

Lường trước một số phản ứng phụ. Vắc-xin được thiết kế để cung cấp khả năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh. Tuy phản ứng phụ thường không phát sinh trong quá trình hình thành hệ miễn dịch nhưng trong nhiều trường hợp, một số phản ứng phụ ở mức nhẹ đến trung bình vẫn có thể xuất hiện và tự biến mất trong vòng vài ngày.

Một số phản ứng phụ từ nhẹ đến trung bình mà bạn có thể gặp phải sau khi tiêm chủng bao gồm:

  • Đau nhức cánh tay ở vị trí tiêm
  • Sốt nhẹ
  • Mệt mỏi
  • Nhức đầu
  • Đau cơ hoặc khớp
  • Ớn lạnh
  • Tiêu chảy

Nếu bất kỳ triệu chứng nào kéo dài hơn một vài ngày, hoặc xuất hiện bất kỳ phản ứng nghiêm trọng nào khác, hãy liên hệ ngay với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn.

Hãy kiên nhẫn. Hệ miễn dịch cần thời gian để hình thành. Bạn sẽ được xác nhận là đã tiêm chủng đầy đủ sau hai tuần kể từ khi tiêm mũi vắc-xin Pfizer-BioNtech hoặc Moderna COVID-19 thứ hai, sau 15 ngày kể từ khi tiêm vắc-xin AstraZeneca, hoặc sau hai tuần kể từ khi tiêm vắc-xin đơn liều J&J/Janssen COVID-19.

Giữ an toàn cho bản thân và những người xung quanh. Mặc dù các loại vắc-xin này đang cho thấy hiệu quả cao trong việc bảo vệ con người khỏi bệnh tật nghiêm trọng do COVID-19 gây ra, nhưng chúng tôi vẫn đang tìm hiểu liệu một người đã tiêm vắc-xin vẫn có thể lây lan vi-rút ngay cả khi không có triệu chứng hay không. Do đó, cần phải tiếp tục thực hiện các biện pháp an toàn để bảo vệ bản thân và cộng đồng, bao gồm tránh tụ tập đông người, giữ khoảng cách, rửa tay và đeo khẩu trang.

Nguồn: Những điều bạn cần biết trước, trong và sau khi tiêm vắc-xin COVID-19 | UNICEF Việt Nam

CategoriesTin tham khảo Tin tức

6 loại vaccine COVID-19 đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, tính đến thời điểm này, có 6 loại vaccine phòng COVID-19 được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam.

Bộ Y tế khẳng định, tất cả những loại vaccine phòng COVID-19 được cấp phép và đưa về Việt Nam sử dụng đều đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Sau đây là 6 loại vaccine phòng COVID-19 đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng tại Việt Nam:

1. Vaccine COVID-19 của AstraZeneca

Vaccine COVID-19 do Tập đoàn AstraZeneca sản xuất đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại 181 quốc gia, vùng lãnh thổ và được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đến nay, vaccine này đã được sử dụng tại 119 quốc gia, vùng lãnh thổ với tổng số vaccine đã sử dụng khoảng 980 triệu liều.

Tại Việt Nam, vaccine AstraZeneca đã được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19.

Việt Nam đã tiếp nhận tổng cộng 8.716.290 liều sau 15 đợt giao vaccine. Vaccine AstraZeneca được triển khai tiêm chủng tại Việt Nam từ tháng 3/2021, hiện đang là vaccine có số lượng sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam.

2. Vaccine Gam-COVID-Vac (tên khác là SPUTNIK V)

Vaccine Gam-COVID-Vac do Viện nghiên cứu Gamaleya, Nga sản xuất đã được cấp phép sử dụng tại 70 quốc gia, vùng lãnh thổ. Đến nay, vaccine này đã được sử dụng tại 49 quốc gia với tổng số vaccine đã sử dụng khoảng 85 triệu liều.

Tại Việt Nam, vaccine Sputnik V đã được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vaccine cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19. Giữa tháng 3/2021, Việt Nam tiếp nhận 2.000 liều vaccine Sputnik V do Chính phủ Liên bang Nga viện trợ và sử dụng cho gần 900 người.

Ngày 1/8, Việt Nam nhận thêm 10.000 liều vaccine Sputnik V do Chính phủ Liên bang Nga tặng.

3. Vaccine Vero Cell của Sinopharm

Vaccine Vero Cell do Sinopharm phát triển và Beijing Institute of Biological Products Co., Ltd.,- Trung Quốc sản xuất, đã được cấp phép sử dụng tại 64 quốc gia, vùng lãnh thổ, đã được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đến nay, vaccine này đang sử dụng tại 59 quốc gia với khoảng 800 triệu liều đã được sử dụng.

Tại Việt Nam, vaccine Vero Cell đã được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19. Việt Nam đã tiếp nhận 500.000 liều vaccine Sinopharm do Chính phủ Trung Quốc viện trợ và đang triển khai tiêm chủng từ tháng 7/2021.

Quảng Ninh là địa phương đầu tiên triển khai tiêm xong 88.100 liều mũi 1 và sẽ tiến hành tiêm mũi 2 từ ngày 4/8. Riêng Bình Liêu (Quảng Ninh) đã đạt độ bao phủ tiêm vaccine đối với 50% dân số toàn huyện.

Ngày 1/8, TP Hồ Chí Minh tiếp nhận 1 triệu liều trong tổng số 5 triệu liều vaccine Vero Cell của Sinopharm do Công ty TNHH một thành viên Dược Sài Gòn (Sapharco) đàm phán, thương thảo, ký kết hợp đồng mua và nhập khẩu dưới sự ủy quyền của UBND TP Hồ Chí Minh.

4. Vaccine Comirnaty của Pfizer/BioNTech

Vaccine của Pfizer/BioNTech đã được cấp phép sử dụng tại 111 quốc gia và vùng lãnh thổ và được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đến nay, vaccine này đã được sử dụng tại 97 quốc gia với khoảng 850 triệu liều đã được sử dụng.

Vaccine Comirnaty đã được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19. Việt Nam đã tiếp nhận tổng cộng 746.460 liều Pfizer và đang triển khai tiêm chủng.

5. Vaccine Spikevax (tên khác là: COVID-19 Vaccine Moderna)

Vaccine Spikevax do Moderna sản xuất đã được cấp phép sử dụng tại 64 quốc gia, vùng lãnh thổ và được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đến nay, vaccine này đã được sử dụng tại 63 quốc gia với khoảng 340 triệu liều.

Vaccine này đã được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19. Tính đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận tổng cộng 5.000.100 liều vaccine Moderna do Chính phủ Mỹ viện trợ thông qua COVAX Facility và đang triển khai tiêm chủng.

6. COVID-19 Vaccine Janssen

Vaccine Janssen do Janssen Pharmaceutica NV (Bỉ) và Janssen Biologics B.V (Hà Lan) sản xuất được cấp phép sử dụng tại 56 quốc gia, vùng lãnh thổ và được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đến nay, vaccine này đã được sử dụng tại 34 quốc gia với khoảng 60 triệu liều đã sử dụng.

Vaccine do Janssen sản xuất đã được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19. Hiện nay, Việt Nam chưa tiếp nhận vaccine này.

Nguồn: https://baotintuc.vn/giai-ma-muon-mat/6-loai-vaccine-covid19-da-duoc-bo-y-te-cap-phep-luu-hanh-tai-viet-nam-20210802190120888.htm

 

CategoriesTin tham khảo Tin tức

Đau mỏi cổ vai gáy do sử dụng điều hòa lạnh?

Chắc hẳn bạn đã quá quen thuộc với không khí mát mẻ, nhẹ dịu của điều hòa nhiệt độ tại cơ quan, quán cafe, văn phòng hay chính căn phòng ngủ của gia đình mình… Thế nhưng bạn có biết điều hòa nhiệt độ quá lạnh cũng chính là nguồn cơn gây nên những cơn đau mỏi cổ gáy mà bạn bận tâm bấy lâu nay. Hãy thử điểm danh 5 nguyên nhân cơ bản dưới đây khi sử dụng điều hòa sai cách xem bạn có thuộc số đông này không nhé? 

 

1.Bật điều hòa nhiệt độ quá thấp 

Mặc dù cơ thể rất nóng bức, nhưng bạn đừng vội mừng khi bật điều hòa lạnh thấp hơn 25 độ nhé, vì cơ thể chúng ta chỉ có 37 độ, việc ngồi quá lâu trong môi trường lạnh chênh lệch với nhiệt độ cơ thể và môi trường bên ngoài sẽ khiến cho tuần hoàn máu của bạn bị cản trở, hạn chế lượng oxy và dưỡng chất nuôi dưỡng xương khớp khiến chúng ngày một yếu đi và đau mỏi. 

 

2. Tắm xong bật ngay điều hòa

Tắm nước lạnh, bật điều hòa ngay sau tắm khi thân nhiệt còn thấp, người còn hơi nước sẽ khiến cho bạn dễ bị cảm lạnh, các cơ bị co thắt đột ngột tại vùng gáy khiến cho bạn cảm thấy bị cứng cổ, bó cơ, và đau dữ dội hơn. 

3. Bật điều hòa ngay khi đi nắng về

Từ không khí ngoài trời khá nóng bức, bạn đi vào phòng điều hòa lạnh đột ngột khiến cho cơ thể chưa kịp thích nghi với nhiệt độ, gây nên tình trạng co thắt cơ và dây chằng, và đương nhiên việc này sẽ đem đến cho bạn cảm giác đau nhức không dễ chịu chút nào đặc biệt là vùng vai gáy. 

 

4. Ngồi quá lâu trong điều hòa

Nhiều người có thói quen sử dụng điều hòa liên tục, không chỉ cơ quan mà tại nhà riêng nên thời gian ngồi điều hòa có thể lên đến 24/24 không dứt. Tình trạng này sẽ khiến cho bạn lưu thông tuần hoàn máu kém hơn, dễ bị hoa mắt và chóng mặt. Bên cạnh đó việc bật điều hòa đi kèm với đóng kín cửa sẽ khiến không khí không được lưu thông, dễ bị ô nhiễm khói bụi và vi khuẩn làm giảm sức đề kháng của bạn. 

5. Uống rượu say, ngủ điều hòa lạnh 

Bạn có biết việc uống rượu sẽ khiến nồng độ cồn trong máu tăng nhanh, làm bạn cảm thấy nóng hơn, mạch máu căng và lưu thông máu lạnh. Nhưng khi bạn uống quá nhiều, cơ thể tăng thân nhiệt và nằm ngủ lạnh dưới điều hòa sẽ khiến mạch máu co thắt đột ngột thậm chí gây nên tình trạng tắc nghẽn và tạo nên những cơn đau không chỉ đơn thuần ở vùng cổ vai gáy mà có thể là toàn thân. 

Điều hòa là một vật dụng rất hữu ích giúp làm mát và đem lại cảm giác dễ chịu cho chúng ta trong những ngày nắng nóng, nhưng đừng biến chúng thành thứ vũ khí gây hại cho sức khỏe với việc sử dụng sai cách. Nếu bạn thấy mình đã và đang gặp 1 trong 5 yếu tố trên trở lên thì hãy thay đổi ngay từ bây giờ để loại bỏ những nhân tố khiến cho sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng nhé! 


Mọi thông tin về SEN 1992 xin vui lòng liên hệ:

SEN 1992

Địa chỉ trụ sở chính: Tầng 11, 12 toà nhà Bệnh viện Châm Cứu Trung Ương, 49 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội

Địa chỉ cơ sở 2: Tầng 4 khách sạn The Reed Ninh Bình, Đinh Điền, Đông Thành, TP Ninh Bình.

SĐT cơ sở Ninh Bình: 0229 356 3699

SĐT cơ sở Hà Nội: 84 24 3222 2386

Hotline: 090 6169926 

Email: [email protected]

Fanpage SEN 1992 NINH BÌNH: facebook.com/sen1992ninhbinh

Fanpage SEN 1992:  https://www.facebook.com/sen1992.com.vn/

 

CategoriesTin tham khảo Tin tức

Đau vai gáy chóng mặt buồn nôn: Nguyên nhân, triệu chứng, giải pháp

Đau vai gáy chóng mặt buồn nôn tuy không phải là một dấu hiệu phổ biến nhiều người thường gặp nhưng khi nó xảy đến sẽ mang lại ít nhiều cho người bệnh cảm giác lo lắng vì không rõ đây là bệnh lý nào, nguyên nhân do đâu, làm thế nào để khắc phục. Phần lớn các nguyên nhân gây nên chứng đau vai gáy chóng mặt buồn nôn xuất phát từ những tổn thương vùng cổ bởi vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ các thông tin qua bài viết dưới đây nhé! 

 

1.Nguyên nhân gây đau vai gáy chóng mặt buồn nôn 

Mặc dù đau vai gáy chóng mặt buồn nôn có thể xảy đến bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên có 2 nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tình trạng này đó là các bệnh lý về xương khớp và xơ vữa động mạch. 

  • Xơ vữa động mạch 

Những tổn thương động mạch chính là nguyên nhân gây nên những cơn đau nhức nhối vùng cổ vai gáy, đồng thời đi kèm với các dầu hiệu mỏi mệt, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn. Đây là lúc động mạch bị kẹp cứng bởi các mảng xơ cứng xung quanh, mảng bám này khiến cho máu lưu thông kém, bị gián đoạn, khiến cho máu không lên não , gây cảm giác mệt mỏi. 

Có thể nói xơ vữa động mạch là tình trạng vô cùng nguy hiểm, trong nhiều trường hợp có thể khiến động mạch tắc nghẽn gây nên đau tim và đột quỵ, bởi vậy khi đau vai gáy kèm các dấu hiệu buồn nôn, chóng mặt bạn cần được đi thăm khám sớm nhất để phát hiện và chữa trị bệnh kịp thời. 

  • Các bệnh lý xương khớp dẫn đến đau vai gáy chóng mặt buồn nôn 

Bên cạnh nguyên nhân đau vai gáy chóng mặt buồn nôn do xơ vữa động mạch, có thể bạn đang mắc một bệnh lý xương khớp tiềm ẩn nào khác. 

  • Những chấn thương do tập luyện thể thao, tai nạn giao thông khiến cho cơ, và dây chằng tổn thương làm bạn cảm thấy buồn nôn và đau nhức
  • Thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng các đốt sống và đĩa đệm bị lão hóa theo tuổi tác hoặc do các thói quen sinh hoạt hàng ngày, làm cho các rễ thần kinh và mạch máu bị chèn ép, lưu thông kém, máu lên não chậm nên gây cảm giác đau mỏi, chóng mặt.
  • Thoát vị đĩa đệm là do các nhân nhầy bên trong đĩa đệm bị thoát ra ngoài, chèn lên rễ thần kinh và động mạch, tuy nhiên tình trạng đau đầu, buồn nôn, chóng mặt ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng, nhiều người bệnh không nhận ra. 
  • Gần 40% người bị đau vai gáy có mắc dấu hiệu của hội chứng đau cân cơ. Tuy nhiên các nghiên cứu vẫn chưa chỉ rõ sự liên quan mật thiết gây nên các triệu chứng kể trên. 

2. Cần làm gì khi bị đau vai gáy chóng mặt buồn nôn 

Cho dù bạn bị đau vai gáy buồn nôn hay chóng mặt nói riêng hay đau vai gáy nói chung, thì việc đầu tiên nên làm khi có dấu hiệu này chính là thăm khám và chẩn trị tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, từ đó có phác đồ điều trị  phù hợp. Nhất là khi bạn có những dấu hiệu như: cảm thấy đau đớn  dữ dội tại vùng vai gáy, chóng mặt buồn nôn, nói chậm, khó diễn tả suy nghĩ, các cơn đau lan rộng sang tay và vai, đi kèm với hiệu tượng sốt cao, cứng cổ và khó thở. 

Một số cơn đau cấp tính, nhẹ bạn cũng có thể áp dụng các phương pháp đơn giản để hỗ trợ giảm đau hiệu quả như:

  • Nằm nghỉ ngơi để cơ thể nạp thêm năng lượng, giảm áp lực vùng cổ, điều hòa khí huyết
  • Tập một số động tác yoga giãn cơ nhẹ nhàng cho vùng cổ vai gáy 
  • Sử dụng thuốc giảm đau, thuốc chống chóng mặt cấp, các thuốc giãn cơ 

Ngoài ra bạn cũng có thể phòng ngừa bệnh lý này với một chế độ sinh hoạt khoa học, dinh dưỡng hợp lý tránh các thực phẩm kích thích, dầu mỡ gây xơ vữa động mạch, thoái hóa xương khớp. 

Điều quan trọng nhất trong chăm sóc sức khỏe bản thân chính là việc biết lắng nghe cơ thể mình và tuyệt đối không chủ quan trước bất kỳ dấu hiệu nhỏ nào, nhất là hiện tượng đau vai gáy chóng mặt buồn nôn Hãy để cho bản thân luôn được khỏe mạnh và chăm sóc toàn diện nhất, nâng cao sức đề kháng phòng ngừa bệnh tật. Đến với Sen 1992 ngay từ hôm nay để nâng niu và chăm sóc cho bản thân cùng người thân yêu bạn nhé, không chỉ là nơi để duy tu đàn hồi sức khỏe, Sen 1992 sẽ còn giúp bạn tạo nên những khoảnh khắc yêu thương, gắn kết cùng người thân yêu trong không gian dịu êm, cùng những liệu trình độc đáo chắt lọc tinh hoa cổ truyền Việt. 

Rất hy vọng bài viết trên sẽ cho bạn một cái nhìn tổng quan hơn về biểu hiện bệnh lý đau vai gáy kèm chóng mặt buồn nôn. Các tốt nhất để có một cơ thể khỏe mạnh, sẵn sàng cho mỗi ngày khởi đầu mới đó chính là chăm sóc sức khỏe từ bên trong một cách toàn diện, phòng tránh và ngăn ngừa bệnh tật ngay trước khi bệnh “ghé thăm”.  Đến với SEN 1992 ngay từ hôm nay để lắng nghe cơ thể mình, nâng niu và chăm sóc cho chính bản thân và người thương yêu, tận hưởng những dịch vụ trị liệu độc đáo chắt lọc tinh hoa y học cổ truyền Việt! 


Mọi thông tin về SEN 1992 xin vui lòng liên hệ:

SEN 1992

Địa chỉ trụ sở chính: Tầng 11, 12 toà nhà Bệnh viện Châm Cứu Trung Ương, 49 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội

Địa chỉ cơ sở 2: Tầng 4 khách sạn The Reed Ninh Bình, Đinh Điền, Đông Thành, TP Ninh Bình.

SĐT cơ sở Ninh Bình: 0229 356 3699

SĐT cơ sở Hà Nội: 84 24 3222 2386

Hotline: 090 6169926 

Email: [email protected]

Fanpage SEN 1992 NINH BÌNH: facebook.com/sen1992ninhbinh

Fanpage SEN 1992:  https://www.facebook.com/sen1992.com.vn/

CategoriesTin tham khảo Tin tức

5 gợi ý cho người đau vai phải khi ngủ dậy

Sẽ ra sao nếu như ngày nào khi tỉnh dậy bạn cũng thấy đau mỏi vai phải ê ẩm, tệ hơn là bạn còn khó quay cổ và mỏi mệt. Nếu bạn từng gặp trường hợp này và nặng hơn thì ngay cả việc đánh răng vệ sinh buổi sáng cũng trở nên khó khăn. Dán cao nóng ư, xoa dầu ư bạn vẫn không thấy thuyên giảm chút nào. Vậy Cách nào có thể khắc phục tình trạng đau vai gáy khi ngủ dậy nhanh nhất, giúp cuộc sống sinh hoạt của bạn bình thường trở lại. 

Hiểu rõ nguyên nhân để có cách phòng ngừa hiệu quả!

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng đau vai gáy khi ngủ dậy. Tuy nhiên phần lớn các cơn đau này đều từ thói quen sinh hoạt hàng ngày và nằm ngủ sai cách của bạn.

  • Bạn ngủ nghiêng về phía bên phải cả đêm mà không đổi tư thế, bạn nằm sấp, nằm vẹo vọ 
  • Đệm ngủ và gối quá cứng làm cản trở quá trình lưu thông máu lên vùng cổ đồng thời gây áp lực lên xương khớp làm đau mỏi 
  • Bạn nằm gối quá cao hoặc không nằm gối 
  • Bật quạt lạnh hay điều hòa cả đêm thốc vào người khiến cho các bó cơ thị co thắt đột ngột gây nên tình trạng đau nhức cổ vai gáy 
  • Bạn đang gặp các vấn đề về xương khớp như thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm, viêm gân, viêm cơ,… 

5 gợi ý nhỏ cứu tinh cho bạn khỏi cơn đau vai phải sau khi ngủ dậy

Từ những nguyên nhân kể trên, bạn có thể vận dụng những cách dưới đây để có thể giair thoats cho mình khỏi những cơn đau mỏi khó chịu, nhấm nhức. 

 

  • Chuẩn bị chỗ ngủ hợp lý 

Không gian ngủ, các vật liệu như gối ngủ, đệm ngủ có một ảnh hưởng quan trọng đến giấc ngủ của bạn, và có tác động không hề nhỏ đến xương khớp. Bởi vậy bạn hãy chọn các loại gối ngủ phù hợp, không quá cao cũng như quá thấp để giúp máu lưu thông tốt hơn giữa vùng cổ gáy và các bộ phận khác. 

  • Nằm ngủ đúng tư thế 

Tư thế ngủ đúng sẽ giúp bạn tỉnh dậy với một cơ thể khỏe khoắn. Chắc chắn rồi. Tư thế ngủ giúp bạn có thể tránh được những cơn đau vai phải khi ngủ dậy đó chính là nằm ngủ, sau đó kê 2 bên tay lên gối, bạn cần tránh và từ bỏ các thói quen nằm sấp.

  • Tập luyện thường xuyên bài tập cho vùng cổ gáy 

Các bài tập không chỉ giúp lưu thông tuần hoàn máu tốt hơn mà còn giúp cho xương cơ khớp của bạn được vận động linh hoạt sau thời gian ngủ dài của 1 đêm. Bạn nên tập luyện đều đặn ngay trước khi ngủ dậy hoặc một thời điểm thuận tiện trong ngày như một phương pháp phòng ngừa và hỗ trợ giảm đau. 

  • Sử dụng thuốc giảm đau 

Khi gặp các cơn đau vai phải sau khi ngủ dậy, bạn nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và chẩn trị, từ đó bác sĩ sẽ có những chỉ định phù hợp cho bạn. Một số trường hợp bạn sẽ được kê thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, kháng viêm…

  • Xoa bóp bấm huyệt vùng vai phải 

Nhằm cải thiện nhanh chóng tình trạng đau nhức vùng vai phải sau khi ngủ dậy, bạn có thể áp dụng phương pháp massage vùng cổ vai gáy kết hợp cùng với bấm huyệt. Với các tác động lực nhẹ nhàng, sẽ giúp cho các thớ cơ được thư giãn, làm mềm trở lại sau một đêm ngủ bị căng tức, đồng thời giúp cho khí huyết được lưu thông tốt hơn, tăng cung cấp oxy cho xương khớp.

Bài viết trên đây là những gợi ý nhỏ cho bạn khi gặp trường hợp đau vai phải khi ngủ dậy,rất mong những thông tin trong bài viết sẽ đem đến sự hữu ích cho bạn trong hành trình chăm sóc, duy tu, phục hồi, tăng sức đề kháng cho sức khỏe nói chung và xương khớp nói riêng. 


Mọi thông tin về SEN1992 xin vui lòng liên hệ:

SEN 1992

Địa chỉ trụ sở chính: Tầng 11, 12 toà nhà Bệnh viện Châm Cứu Trung Ương, 49 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội

Địa chỉ cơ sở 2: Tầng 4 khách sạn The Reed Ninh Bình, Đinh Điền, Đông Thành, TP Ninh Bình.

SĐT cơ sở Ninh Bình: 0229 356 3699

SĐT cơ sở Hà Nội: 84 24 3222 2386

Hotline: 090 6169926 

Email: [email protected]

Fanpage SEN 1992 NINH BÌNH: facebook.com/sen1992ninhbinh

Fanpage SEN 1992:  https://www.facebook.com/sen1992.com.vn/

CategoriesChưa phân loại Tin tham khảo Tin tức

Mất ngủ vì đau vai gáy: Phải làm sao để khắc phục

Đang ngủ bỗng chốc đau nhức vai gáy, cả đêm nhức mỏi khiến bạn trăn trở, xoay người và khó vào giấc, sáng tỉnh dậy uể oải và mệt mỏi khiến bạn không thể bắt đầu một ngày mới với tinh thần tốt nhất. Chắc hẳn bạn đang gặp vấn đề với những cơn đau mỏi vai gáy khiến mất ngủ lắm đây! Đừng lo vì bài viết này sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích giúp bạn khắc phục tình trạng này nhanh chóng nhất!

Phải làm gì để đau vai gáy không cản trở giấc ngủ của bạn? 

Đau mỏi vai gáy khiến cho bạn khó có một giấc ngủ ngon mặc dù bạn đã kiên trì theo đuổi các phương pháp điều trị của bác sĩ chuyên khoa? Đúng nhưng có thể bạn làm chưa đủ, tại sao bạn không thử kết hợp thêm các phương pháp khác để tăng độ hiệu quả lên vài bậc?

1.Tập ngay các bài tập giãn cơ trước khi đi ngủ

Trước khi đi ngủ, hãy tập các bài tập giãn cơ, yoga để cơ thể được thư giãn nhất. máu lưu thông tốt hơn sẽ xua tan cảm giác căng bó vùng cơ xương khớp và giải quyết các vấn đề tắc nghẽn máu, tạo áp lực lên rễ thần kinh và tủy sống.

Phương pháp này nếu thực hiện thường xuyên còn là cách hiệu quả để phòng ngừa quá trình thoái hóa xương khớp nữ đó.

2. Sử dụng thuốc Đông y thay vì các loại thuốc giảm đau, thuốc ngủ

Nhiều người tìm đến thuốc ngủ và thuốc giảm đau để có thể mau chóng vào giấc, tuy nhiên bạn không biết cách làm thường xuyên này sẽ khiến cơ thể về lâu dài nhờn thuốc, phụ thuộc. Thay vào đó tại sao bạn không sử dụng các loại thuốc đông y chiết xuất từ tự nhiên, không có tác dụng phụ giúp thông kinh lạc, bổ huyết. Tuy nhiên bạn nên tìm đến các bác sĩ chuyên môn để được tư vấn và uống theo chỉ định nhé. 

3. Bổ sung các dưỡng chất cho cơ thể: đặc biệt là canxi, D3, omega

Thường xuyên bổ sung các dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là canxi, D3, omega 

và collagen sẽ giúp cho bạn có một cơ thể khỏe mạnh, cải thiện tình trạng mất ngủ do đau vai gáy.

4. Tắm nước ấm trước khi đi ngủ 2 giờ

 Hãy để cơ thể được thả lỏng, gạt bỏ những tạp chất, và thư thái nhất sau khi tắm nước ấm, giúp bạn ngủ ngon hơn, đồng thời hơi nước ấm áp sẽ xoa dịu phần nào cơn đau vai gáy giúp bạn có thể dễ dàng vào giấc ngủ ngon hơn. 

5. Xoa bóp bấm huyệt vai gáy

Từ trước đến nay, xoa bóp bấm huyệt luôn được biết đến là phương pháp hiệu quả nhiều người áp dụng để hỗ trợ giảm đau vai gáy, đồng thời giúp cho lưu thông tuần hoàn máu, xóa tan các máu tụ để cơ thể tự tiết ra chất endorphin giúp tinh thần vui vẻ, dễ ngủ hơn, cơ thể nhẹ dịu, hít thở nhịp nhàng.

Có rất nhiều phương pháp xoa bóp bấm huyệt trị liệu trên thị trường mà bạn có thể tham khảo, đặc biệt là bạn có thể kết hợp các liệu trình chăm sóc sức khỏe cùng với massage trị liệu như xông hơi, chườm thảo dược để khắc phục các cơn đau nhanh chóng. Hãy tìm đến những trung tâm chăm sóc sức khỏe uy tín và các cơ sở spa đẳng cấp để trao gửi sức khỏe của mình. 

SEN 1992, trung tâm chăm sóc sức khỏe với hơn 28 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xoa bóp trị liệu không dùng thuốc với nhiều liệu trình độc đáo chuyên sâu, không gian đẳng cấp nhưng vẫn mang đậm nét truyền thống Việt Nam hứa hẹn sẽ là điểm đến chinh phục các quý khách hàng vẫn còn đang lao đao về căn bệnh mãn tính đau mỏi vai gáy gây mất ngủ. Rất đáng thử phải không nào?


Mọi thông tin về SEN1992 xin vui lòng liên hệ:

SEN 1992

Địa chỉ trụ sở chính: Tầng 11, 12 toà nhà Bệnh viện Châm Cứu Trung Ương, 49 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội

Địa chỉ cơ sở 2: Tầng 4 khách sạn The Reed Ninh Bình, Đinh Điền, Đông Thành, TP Ninh Bình.

SĐT cơ sở Ninh Bình: 0229 356 3699

SĐT cơ sở Hà Nội: 84 24 3222 2386

Hotline: 090 6169926 

Email: [email protected]

Fanpage SEN 1992 NINH BÌNH: facebook.com/sen1992ninhbinh

Fanpage SEN 1992:  https://www.facebook.com/sen1992.com.vn/

CategoriesChưa phân loại Tin tham khảo Tin tức

Đau vai trái: Nguyên nhân, cách khắc phục.

Bạn bị đau vai trái, bạn cảm thấy khó chịu, đau tức mà không biết phải làm sao để cơn đau thuyên giảm. Bạn không thể tập trung vào công việc được bởi các cơn đau nhói lúc lại âm ỉ. Vậy đau vai gáy là bệnh gì, cách nào có thể khắc phục hiệu quả tình trạng này?

 

1. Nguyên nhân đau vai trái 

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng đau vai trái, có thể là do một thói quen hay vận động sai tư thế trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bạn, nhưng đôi khi nó cũng là dấu hiệu của bệnh lý tiềm ẩn. 

  • Tập thể dục không vận động trước, động tác nhanh đột ngột khiến bạn gặp cơn đau bả vai
  • Bạn là dân văn phòng thường xuyên gõ máy tính nhiều, ít vận động cánh tay
  • Bạn lao động, bê vác vật nặng khiến bả vai trái đau mỏi 
  • Tuổi tác cao, xương khớp lão hóa, thiếu canxi gây nên tình trạng loãng xương 
  • Phần lớn những người mắc bệnh tim mạch đều gặp những cơn đau nhức vai trái và những cơn đau đi từ ngực kèm theo nhiều biểu hiện mệt mỏi, chóng mặt, nôn nao. Bạn cần được thăm khám sớm nhất khi có biểu hiện trên. 
  • Chấn thương chơi thể thao, tai nạn giao thông khiến bạn bị sưng tấy bả vai do chấn thương
  • Bạn bị mắc các bệnh viêm khớp vai, thoái hóa khớp, viêm gân 
  • Viêm phổi trái là một trong những nguyên nhân gây nên đau nhức bả vai bên trái dễ thấy nhất, đi kèm với các dấu hiệu sốt cao 
  • Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ khiến cho áp lực dồn lên rễ thần kinh tạo nên các cơn đau nhức lan sang vai, cánh tay có cảm giác tê bì.

 

2. Làm cách nào để khắc phục cơn đau bả vai trái 

Tùy theo mức độ đau nhẹ hay nặng ở vùng bả vai trái mà chúng ta có thể tìm kiếm các phương pháp khắc phục phù hợp và hiệu quả. 

Tuy nhiên cho dù bạn bị đau như thế nào, việc đầu tiên chúng ta nên làm đó là được thăm khám và chẩn trị tại các cơ sở y tế chuyên khoa để có thể biết chính xác nguyên nhân và bệnh lý đang mắc phải, từ đó có cách điều trị phù hợp.

Ngoài ra khi gặp các cơn đau vai gáy, bạn cũng có thể thử áp dụng những mẹo dưới đây để giảm đau hiệu quả, nhanh chóng, thậm chí có thể thực hiện ngay tại nhà

  • Chườm nóng hoặc lạnh vào vùng đau bả vai trái, tùy theo các trường hợp chấn thương. Thường bạn sẽ chườm lạnh khi có dấu hiệu sưng tấy và chườm nóng khi các cơn đau nhức thông thường. Nên chườm ngày 2-3 lần, mỗi lần 15 phút. 
  • Sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm, giãn cơ (loại thuốc không theo đơn) để giảm đau tức thời, tuy nhiên bạn không nên lạm dụng phương pháp này vì nó rất dễ gây tác dụng phụ
  • Sử dụng cao dán lên bản vai là phương pháp rất nhiều người áp dụng khi gặp cơn đau nhức tê tay bả vai. Nhưng cách làm này sẽ chỉ tức thời, và chỉ sau 2-3 tiếng khi cao dán không còn hiệu quả, cơn đau sẽ lại quay trở lại
  • Massage trị liệu là phương pháp bổ trợ, giúp giảm đau hiệu quả mà bạn nên áp dụng hàng ngày để hỗ trợ quá trình điều trị các bệnh lý xương khớp đau vai gáy, đau bả vai trái… Với các tác động lực vào mô sâu tại điểm đau, chúng sẽ giải thoát hoàn toàn cục máu tắc nghẽn, áp lực chèn ép khiến các bó cơ bị căng tức, và khi đã lưu thông kinh lạc hoàn toàn bạn sẽ cảm thấy cơ thể nhẹ bẫng, dễ chịu, thư thái.

 

3. Massage trị liệu đau vai trái ở đâu hiệu quả? 

Bạn hoàn toàn có thể massage vai gáy ở nhà theo các bài hướng dẫn chuyên sâu, các động tác xoa bóp bấm huyệt đúng chuẩn xác kỹ thuật và huyệt đạo chắc chắn sẽ đem đến hiệu quả nhất định trong hỗ trợ giảm các cơn đau bả vai trái. 

Tuy nhiên nếu bạn chưa tự tin và không có nhiều kinh nghiệm trong massage trị liệu, xoa bóp bấm huyệt vùng vai, bạn nên tìm đến những địa chỉ chăm sóc sức khỏe, spa uy tín để trải nghiệm trọn vẹn dịch vụ trị liệu tốt nhất. 

Trung tâm chăm sóc sức khỏe SEN TÀI THU với 28 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe không dùng thuốc, xoa bóp bấm huyệt hứa hẹn sẽ là điểm đến tuyệt vời cho bất cứ ai quan tâm và lo lắng cho sức khỏe xương khớp & vẻ đẹp toàn diện. Bạn đã thử trải nghiệm dịch vụ chưa, nếu chưa, bạn hãy đến và cảm nhận sự an yên thư thái, đẩy lùi cơn đau nhức bả vai trái như thế nào nhé!

Không chờ khi có bệnh mới chữa, chăm sóc sức khỏe dự phòng không phải là chuyện tức thời, hãy cùng SEN 1992 tạo dựng cho chính mình và người thân yêu những phương pháp chăm sóc phù hợp, tốt nhất ngay từ hôm nay. Và đừng quên, những cơn đau vai trái sẽ không bao giờ là “vật cản” của bạn khi bạn đã có trong tay một chế độ sinh hoạt lành mạnh, một thực đơn dinh dưỡng giàu khoáng chất nuôi dưỡng xương khớp khỏe mạnh và một lịch trình tập thể dục thể thao, nghỉ ngơi hợp lý!


Mọi thông tin về SEN1992 xin vui lòng liên hệ:

SEN 1992

Địa chỉ trụ sở chính: Tầng 11, 12 toà nhà Bệnh viện Châm Cứu Trung Ương, 49 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội

Địa chỉ cơ sở 2: Tầng 4 khách sạn The Reed Ninh Bình, Đinh Điền, Đông Thành, TP Ninh Bình.

SĐT cơ sở Ninh Bình: 0229 356 3699

SĐT cơ sở Hà Nội: 84 24 3222 2386

Hotline: 090 6169926 

Email: [email protected]

Fanpage SEN 1992 NINH BÌNH: facebook.com/sen1992ninhbinh

Fanpage SEN 1992:  https://www.facebook.com/sen1992.com.vn/