CategoriesTin từ Sen 1992 Tin tức

Dứt cơn đau mỏi vai gáy bằng phương pháp y học cổ truyền

Đau mỏi vai gáy là căn bệnh thường gặp ở những đối tượng nhân viên văn phòng ngồi nhiều hoặc những tài xế lái xe đường dài. Để chữa đau mỏi vai gáy thì phương pháp y học cổ truyền có thể xem là phương pháp  đem lại hiệu quả cao và không gây ra tác dụng phụ.

1. Châm cứu chữa đau vai gáy

Đây là phương pháp lâu đời nhất được áp dụng trong y học cổ truyền để điều trị bệnh ít tốn kém và không cần dùng tới thuốc cho kết quả khả quan. Có nhiều trường hợp chỉ cần châm cứu là chữa khỏi bệnh. Công dụng của châm cứu là giúp giảm đau, lưu thông khí huyết, giảm căng thẳng, mệt mỏi. Châm cứu chủ yếu được áp dụng để chữa trị các bệnh đau xương khớp, bệnh có liên quan tới hệ thống thần kinh, mất ngủ,…

Chữa đau mỏi vai gáy bằng phương pháp y học cổ truyền

Ở người bệnh bị đau mỏi vai gáy, châm cứu có tác dụng kích thích cơ thể tiết ra các hoạt chất giảm đau tự nhiên giúp làm giảm đau và tự chữa những tổn thương của xương khớp. Các huyệt châm cứu bao gồm:

  • Huyệt phong phủ: nằm ở vị trí giữa xương chẩm với đốt sống cổ C1.
  • Huyệt phong trì: nằm ở vị trí phía sau tai chổ hỏm chân tóc, du huyệt của túc thiếu dương đởm.
  • Huyệt thiên trụ: vị trí giữa chân tóc gáy đo lên 0,5 thốn (huyệt á môn) đo ngang 1,3 thốn.
  • Huyệt đại chùy: nằm ở vị trí dưới gai đốt sống cổ C7.
  • Huyệt đại trữ: nằm ở vị trí dưới mỏm gai đốt sống lưng D1 đo ngang 1,5 thốn.
  • Huyệt huyền chung: vị trí trên mắt cá ngoài 3 thốn.
  • Huyệt hậu khê: huyệt nằm ở đầu trong đường văn tim, trên đường tiếp giáp da gan và da mu bàn tay.

2. Xoa bóp, bấm huyệt chữa đau vai gáy

Chữa đau mỏi vai gáy bằng phương pháp y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, bệnh đau vai gáy xảy ra là do khí huyết không lưu thông. Chính vì vậy áp dụng phương pháp xoa bóp, bấm huyệt là giải pháp tăng cường lưu thông khí huyết rất tốt, nhờ đó giảm được tình trạng bị đau nhức. Phương pháp này được thực hiện như sau:

Người bệnh ngồi trên ghế ở tư thế thả lỏng. Nhờ người nhà (nếu biết xoa bóp bấm huyệt) hoặc thấy thuốc xoa, nắm, bóp vùng bả vai qua huyệt kiên tỉnh đến đại trùy và lên huyệt phong trì. Từ huyệt đốc du lên huyệt phong trì, mỗi động tác làm từ 3-5 lần.

Bệnh nhân ngồi trên ghế, thả lỏng cơ, thầy thuốc đứng và làm lần lượt các động tác sau: xoa, day, lăn, bóp từ vùng bả vai qua huyệt kiên tỉnh đến đại trùy và lên huyệt phong trì. Từ huyệt đốc du lên huyệt phong trì, mỗi động tác làm từ 3-5 lần. Sau đó tiếp tục bấm và day các huyệt phong trì, đại trùy, phong môn, kiên tỉnh, đốc du. Khi xoa bóp có thể dùng thêm các loại dầu xoa bóp sẽ cho hiệu quả tốt.

3. Các bài tập vật lý trị liệu chữa đau vai gáy

Ngoài 2 phương pháp trên, để chữa đau mỏi vai gáy người bệnh cần kết hợp với thực hiện các bài tập hỗ trợ. Các bài tập có tác dụng tăng cường độ dẻo dai và linh hoạt cho khớp, giúp lưu thông khí huyết và giảm đau nhanh chóng. Bạn có thể tập bằng cách ngồi trên ghế, thả lỏng, mắt nhìn thẳng về phía trước, thở đều kết hợp vòng tay qua sau để bóp vai cổ từ trên xuống dưới. Hoặc thực hiện động tác quay đầu sang trái, cố gắng sao cho cằm chạm vai trái, hít thở sâu sau đó đổi thực hiện với bên còn lại.

Chữa đau mỏi vai gáy bằng phương pháp y học cổ truyền

Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo thực hiện các bài tập yoga với các tư thế như tư thế rắn hổ mang, gập người về phía trước, tư thế con lạc đà,… đều rất có ích trong điều trị đau mỏi vai gáy.

 

(Nguồn: Internet)